Tuesday, April 16, 2024
spot_img
HomeViệc làmViệc làm quản lýVai trò và mô tả công việc cụ thể của quản lý...

Vai trò và mô tả công việc cụ thể của quản lý sản xuất

Để một bộ máy sản xuất hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ, không thể không kể đến vị trí và khả năng của những người quản lý sản xuất. Nhưng bạn đã hiểu hết về công việc này chưa? Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm quản lý sản xuất, hãy tham khảo ngay những chia sẻ hữu ích sau đây từ Mua Bán nhé!

Vai trò và công việc cụ thể của việc làm quản lý sản xuất
Vai trò và công việc cụ thể của việc làm quản lý sản xuất

I. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất thường được gọi tên bằng những vị trí như: quản đốc sản xuất, tổ trưởng sản xuất,… Họ là người có trách nhiệm giám sát các công việc của những xưởng sản xuất hoặc các nhà máy có liên quan.

Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là người trực tiếp lên các kế hoạch, thiết kế các quy trình hệ thống sản xuất, đưa ra các phương pháp sản xuất cho công nhân tại xưởng, nhà máy sản của mình. Sau đó, họ sẽ phối hợp và kiểm soát kỹ quy trình sản xuất nhằm đảm bảo đúng tiến độ và đạt được hiệu quả sản xuất để sản phẩm được hoàn hảo và chất lượng nhất.

Tham khảo các tin đăng tuyển dụng vị trí quản lý với mức lương hấp dẫn tại Muaban.net:

II. Vai trò của người quản lý sản xuất

Người quản lý sản xuất thường đảm nhận những vai trò sau trong doanh nghiệp:

  • Cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Quản lý sản xuất là người lên kế hoạch sản xuất, điều phối nguồn lực để sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, số lượng và chất lượng của sản phẩm. Từ đó, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giữ vững uy tín và ổn định nguồn doanh thu của tổ chức.
  • Tối ưu chi phí sản xuất: Nhiệm vụ của quản lý sản xuất chính là tìm kiếm và áp dụng những phương pháp, công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả và giảm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Vai trò của người quản lý sản xuất
Vai trò của người quản lý sản xuất
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để duy trì sự trung thành của khách hàng, và tăng cường uy tín thương hiệu công ty, quản lý sản xuất cần giám sát các quy trình, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ luôn đạt chuẩn theo yêu cầu.
  • Tăng năng suất lao động: Nhằm nâng cao năng suất làm việc, nhanh chóng sản xuất sản phẩm để cung cấp kịp thời cho thị trường, quản lý sản xuất phải đào tạo và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động nâng cao tay nghề.
  • Tạo môi trường làm việc an toàn: Vấn đề an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu trong quy trình sản xuất. Trách nhiệm của người quản lý sản xuất chính là đảm bảo sự an toàn cho người lao động, giảm thiểu các sự cố cháy nổ xảy ra, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quản Lý Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Một Nhà Quản Lý

III. Mô tả công việc cụ thể của quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong bộ phận sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy quản lý sản xuất cần làm những công việc gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay dưới đây:

1. Lập kế hoạch, quản lý quy trình sản xuất

  • Kết hợp với bộ phận kinh doanh để phân tích các đơn đặt hàng từ khách hàng.
  • Thương thảo với khách hàng và giải quyết các vấn đề ngân sách, thời gian sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
  • Lên lịch trình và kế hoạch sản xuất theo yêu cầu từ khách hàng.
Lập kế hoạch, quản lý quy trình sản xuất
Lập kế hoạch, quản lý quy trình sản xuất
  • Giao nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất.
  • Lập kế hoạch về nguồn hàng, nhân sự và thiết bị, máy móc cần thiết cho từng đơn hàng.
  • Đảm bảo quy trình sản xuất đúng tiến độ, sản phẩm chất lượng với mức chi phí không vượt quá ngân sách.
  • Đánh giá, xem xét khối lượng công việc được phân bổ đồng đều, không bị chồng chéo nhau.

2. Giám sát hoạt động sản xuất

  • Giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
  • Theo dõi tiến độ thực hiện các đơn đặt hàng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết.
  • Phân công công việc cho bộ phận sản xuất phù hợp với năng lực của từng nhân viên.
  • Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo theo đúng quy định.
Giám sát hoạt động sản xuất
Giám sát hoạt động sản xuất
  • Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm.
  • Phát hiện và xử lý kịp thời các sản phẩm lỗi để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp.
  • Theo dõi tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất.
  • Đặt mục tiêu chất lượng cho bộ phận sản xuất, thực hiện đánh giá và giám sát kịp thời.

3. Quản lý nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

  • Tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
  • Đề xuất kế hoạch mua máy móc, thiết bị mới với cấp trên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của tổ chức.
  • Bàn giao kỹ thuật và hướng dẫn công nhân viên sử dụng máy móc.
Quản lý nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
Quản lý nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

4. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

  • Sắp xếp, phân công công việc cho cấp dưới và thường xuyên kiểm tra năng lực làm việc.
  • Lên kế hoạch và phối hợp với phòng nhân sự để tuyển dụng nhân viên khi hoạt động sản xuất đang thiếu người.
  • Tham gia phỏng vấn ứng viên để chọn lựa người phù hợp nhất.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và đánh giá nhân viên.
  • Đề xuất các chế độ khen thưởng nhằm động viên nhân viên tăng năng suất làm việc.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Xem thêm: [Mới nhất] Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng mới nhất

IV. Một số kỹ năng quan trọng của một quản lý sản xuất

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều cần đến những kỹ năng bổ trợ cho công việc. Vậy những kỹ năng quản lý sản xuất cần có là gì? Cùng Mua Bán giải đáp thắc mắc bằng thông tin dưới đây:

  • Kỹ năng tổ chức sản xuất: Đây là kỹ năng khá quan trọng khi bạn có ý định tìm việc làm quản lý sản xuất. Vì việc tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến quá trình vận hành, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất làm việc của nhân lực.
  • Kỹ năng lên lịch trình sản xuất: Nhà quản lý sản xuất cần đặt ra được lịch sản xuất thật cụ thể và khoa học nhất. Phải đảm bảo được sự chính xác và phù hợp đối với công việc, để hoàn thành đúng mục tiêu quy định với ngân sách đề ra.
  • Biết lựa chọn công cụ quản lý thông minh và phù hợp: Việc làm quản lý sản xuất là một quá trình khá khắt khe và đòi hỏi nhiều về tính chính xác và khoa học. Do đó, bạn phải biết cách chọn cho mình một công cụ quản lý phù hợp với công việc để đảm bảo được tiến độ và đạt được hiệu quả cao.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Một quản lý sản xuất cần có khả năng truyền cảm hứng, động viên và dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình. Do vậy, bạn cần có khả năng lãnh đạo tốt để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Nhà quản lý sản xuất cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc để làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,… Đồng thời, cũng cần có khả năng lắng nghe tích cực, thấu hiểu và phản hồi hiệu quả.
Một số kỹ năng quan trọng của một quản lý sản xuất
Một số kỹ năng quan trọng của một quản lý sản xuất
  • Có trách nhiệm và cẩn thận: Một quản lý sản xuất cần có trách nhiệm và cẩn thận trong công việc của mình, đảm bảo các hoạt động sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng và đúng thời hạn.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhà quản lý sản xuất cần có khả năng phát hiện các vấn đề phát sinh kịp thời để đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, đảm bảo tính ổn định trong quá trình sản xuất.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Đây một kỹ năng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, và quản lý sản xuất cũng không ngoại lệ. Một quản lý sản xuất cần có khả năng làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp và nhân viên của mình để truyền đạt và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả.
  • Khả năng chịu áp lực cao: Quản lý sản xuất là một công việc đòi hỏi nhiều áp lực. Do vậy, bạn cần có khả năng chịu áp lực cao để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
  • Có tinh thần ham học hỏi, đổi mới liên tục: Quản lý sản xuất là một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Một quản lý sản xuất cần có tinh thần ham học hỏi, đổi mới liên tục để có thể đáp ứng với những thay đổi của thị trường và công nghệ. Từ đó, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất và tìm kiếm các giải pháp mới để nâng cao hiệu quả.

Xem thêm: Mô tả công việc kế toán thanh toán trong doanh nghiệp chi tiết nhất

V. Vị trí quản lý sản xuất trong một số lĩnh vực

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm quản lý sản xuất, thì có thể tham khảo một số vị trí quản lý sản xuất trong các lĩnh vực phổ biến sau đây:

1. Lĩnh vực May mặc

  • Lập kế hoạch sản xuất bao gồm các nội dung như số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất, nguyên vật liệu và nhân công cần thiết,…
  • Điều phối các hoạt động sản xuất diễn ra theo kế hoạch, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí. Đồng thời, phối hợp với các bộ phận liên quan như bộ phận thiết kế, cắt may, kiểm tra chất lượng,… để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn.
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực May mặc
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực May mặc
  • Giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Quản lý các nguồn lực sản xuất, bao gồm nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhân sự,… để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
  • Đảm bảo sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn chất lượng ngành may mặc.
  • Tìm cách cải thiện quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí.

2. Lĩnh vực Thực phẩm

  • Dựa trên nhu cầu của thị trường và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý sản xuất sẽ xác định lượng sản phẩm cần sản xuất.
  • Lập lịch sản xuất chi tiết, bao gồm: thời gian sản xuất, phân bổ nguồn lực, đưa ra các yêu cầu về nguyên liệu và quy trình sản xuất.
  • Đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
  • Giám sát quy trình kiểm soát chất lượng, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Thực phẩm
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Thực phẩm
  • Quản lý các nguồn lực sản xuất: nguyên liệu, lao động và thiết bị sản xuất nhằm giảm thiểu sự lãng phí.
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.
  • Phân công công việc cho nhân viên, đào tạo và giám sát hiệu suất làm việc.
  • Xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Xem thêm: Deputy Manager là gì? Tiết lộ tất cả mọi thứ về vị trí này

3. Lĩnh vực Sản xuất ô tô

  • Dựa trên nhu cầu của thị trường và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý sản xuất sẽ lập kế hoạch sản xuất chi tiết gồm: số lượng ô tô cần sản xuất, thời gian sản xuất, nguyên vật liệu,…
  • Điều phối các hoạt động sản xuất diễn ra theo kế hoạch, phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo ô tô được sản xuất theo đúng yêu cầu.
  • Giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo ô tô được sản xuất đạt yêu cầu chất lượng.
  • Cải thiện quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chi phí.
  • Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự sản xuất ô tô.
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Sản xuất ô tô
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Sản xuất ô tô

4. Lĩnh vực Chế biến gỗ

  • Lập kế hoạch sản xuất chi tiết gồm: số lượng sản phẩm gỗ cần sản xuất, thời gian sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công cần thiết,…
  • Xác định kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao năng suất và đảm bảo nguồn ngân sách đưa ra.
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Chế biến gỗ
Vị trí quản lý sản xuất trong lĩnh vực Chế biến gỗ

VI. Mức thu nhập của quản lý sản xuất

Theo khảo sát của VietnamSalary.vn, việc làm quản lý sản xuất thường có thu nhập trung bình từ 11 triệu – 16 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm từ 5-9 năm thì mức lương có thể lên đến 17 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, lương cơ bản của nghề quản lý sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô, loại hình doanh nghiệp và kỹ năng, trình độ của người quản lý.

Mức thu nhập của quản lý sản xuất trung bình từ 11 triệu - 16 triệu đồng/tháng
Mức thu nhập của quản lý sản xuất trung bình từ 11 triệu – 16 triệu đồng/tháng

Xem thêm: Cập nhật mức lương của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mới nhất

VII. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo những nội dung sau đây:

  • Đánh giá tình hình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp

Việc làm quản lý sản xuất là đánh giá năng lực sản xuất của công ty theo định kỳ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được khả năng của mình và xác định rõ liệu mình có thể đáp ứng được xu hướng thị trường trong tương lai hay không.

  • Lên kế hoạch cho nguyên vật liệu

Người quản lý sản xuất cần dựa vào kết quả đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường, cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân để lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu với số lượng và ngân sách phù hợp.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Lên kế hoạch cho nguyên vật liệu
  • Quản lý hoạt động sản xuất

Việc làm quản lý sản xuất là có trách nhiệm theo dõi, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch với hiệu suất như mong đợi. Bạn cần kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn từ tiến độ sản xuất đến kiểm tra chất lượng sản phẩm.

  • Định giá sản phẩm

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, nhà quản lý sản xuất cần có chiến lược định giá sản phẩm phù hợp. Việc này phải dựa trên chi phí nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, nhân công,… và cần so sánh với giá của đối thủ để tung sản phẩm ra thị trường với mức giá thành hợp lý nhất.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Định giá sản phẩm
  • Quản lý sau sản xuất

Sau khi hoàn tất các đơn đặt hàng theo hợp đồng, việc làm quản lý sản xuất cần thực hiện đó là bảo hành sản phẩm theo đúng quy định, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ khách hàng. Điều này sẽ góp phần nâng cao dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp, giúp gia tăng lòng trung thành từ phía khách hàng.

Xem thêm: Bản mô tả công việc trưởng phòng Marketing chi tiết nhất

VIII. Một số phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Dưới đây là 3 cách quản lý sản xuất hiệu quả thường được các nhà quản lý sản xuất áp dụng mà bạn có thể tham khảo:

1. Tổ chức theo dây chuyền

Hình thức này thường được thấy tại các nhà máy, xưởng sản xuất như giày da, may mặc,… Ưu điểm của phương pháp này đó là năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, để tổ chức theo dây chuyền, doanh nghiệp cần phải có vốn đầu tư lớn và người lao động có chuyên môn cao.

Tổ chức theo dây chuyền
Tổ chức theo dây chuyền

2. Sản xuất theo nhóm

Sản xuất theo nhóm là phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm công nhân, mỗi nhóm có từ 5 đến 10 người và chịu trách nhiệm sản xuất một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm. Hình thức này giúp tiết kiệm thời gian và công sức lao động nhưng lại tốn chi phí sản xuất khá cao.

Sản xuất theo nhóm
Sản xuất theo nhóm

3. Sản xuất đơn lẻ

Đây là phương pháp sản xuất áp dụng cho các sản phẩm có tính chất đặc thù, sản xuất với số lượng ít và yêu cầu chất lượng cao. Vì vậy, nó có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm thiết kế riêng. Tuy nhiên, năng suất lao động của hình thức này lại thấp hơn hai phương pháp còn lại.

Sản xuất đơn lẻ
Sản xuất đơn lẻ

Xem thêm: Market Opportunities là gì? Vai trò và phương pháp xác định đúng đắn

IX. Nên học ngành gì để trở thành quản lý sản xuất?

Một số ngành học có thể trở thành quản lý sản xuất đó là: Quản trị kinh doanh, kỹ thuật công nghiệp, Logistics, kinh tế học,… Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng uy tín, chuyên đào tạo những chuyên ngành này như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,…

Nên học ngành gì để trở thành quản lý sản xuất?
Nên học ngành gì để trở thành quản lý sản xuất?

Bên cạnh đó, để học quản lý sản xuất tốt bạn cần có đam mê về kỹ thuật và rèn luyện năng lực bản thân đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành nghề này.

Qua bài viết trên, Mua Bán hi vọng rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về việc làm quản lý sản xuất. Đồng thời, có thể định hướng được cho mình những vị trí công việc phù hợp trong tương lai. Đừng quên theo dõi website Muaban.net thường xuyên để cập nhật liên tục những kiến thức thú vị khác liên quan đến tìm kiếm việc làm, mua bán nhà đất, phong thủy,… nhé!

Đọc thêm:

Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 4 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ