Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmVăn hóa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền mang ý...

Văn hóa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền mang ý nghĩa gì?

Mâm ngũ quả là một thành phần không thể thiếu trên tủ thờ của các gia đình. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí và các loại quả trong mâm khác nhau. Mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền còn thể hiện được những ý nghĩa, những nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.

Mâm ngũ quả luôn luôn tồn tại mãi trong tâm trí của người Việt ta mỗi có khi dịp lễ lớn. Đặc biệt là những ngày Tết, mâm ngũ quả càng được bày trí trang trọng hơn. Đầu tiên là thể hiện được sự kính trọng đối với ông bà, tổ tiên. Sau là mong ước được một năm an khang, thịnh vượng cho cả gia đình. Mỗi loại quả được trang trí trong mâm cũng có những ý nghĩa được đặc biệt của riêng chúng. Chính bởi vì vậy, dựa vào văn hóa của 3 miền nước ta, mỗi miền có cách bày trí và đặt loại quả nào vào mâm cũng khác nhau.

Mâm ngũ quả hiểu nôm na là mâm quả gồm 5 quả khác nhau được bày chung. Mỗi loại quả là một tâm nguyện mà gia chủ muốn có được trong năm mới qua tên của chúng. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt qua ngũ phúc lâm môn: phúc, quý, thọ, khang và ninh. Tùy theo vùng miền mà người dân ở đó đặc loại quả gì lên mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả của miền Bắc

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Điều này thể hiện được mong muốn vạn vật dung hòa cùng trời đất. Chính vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Bắc cũng được bày trí theo 5 năm. Kim – màu trắng; Mộc – màu xanh; Thủy – màu đen; Hỏa – màu đỏ và Thổ – màu vàng. Cách bày trí của người miền Bắc thường xen kẽ các loại quả và các loại màu với nhau. Họ không quan trọng nhiều hay ít, nhưng họ sắm đủ các lễ, các loại hoa quả. Và quan trọng là thuận theo ý nghĩa của mâm ngũ quả để bày cúng tổ tiên.

bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại phổ biến: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Họ sẽ sắp xếp theo quy luật chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là bưởi hoặc phật thủ vàng. Và các loại quả còn lại nằm ở xung quanh. Những chỗ còn trống sẽ xen kẽ thêm vào những quả quýt, táo xanh hoặc những quả áo chín đỏ. Như vậy sẽ đảm bảo được yếu tố màu sắc của ngũ hành.

Mâm ngũ quả miền Trung

Miền Trung quanh năm phải đối mặt với những sự khắt nghiệt của khí hậu. Không những vậy, miền Trung còn phải sống chung với nghèo khó, đất đai cằn cỗi. Chính vì vậy mà nơi này rất ít các loại hoa quả đa dạng như hai miền còn lại. Người dân miền Trung không quá câu nệ về hình thức của mâm ngũ quả ngày Tết. Họ chủ yếu có gì là cúng nấy, và thành tâm dâng lên kính thờ tổ tiên. Bởi thế mâm ngũ quả của miền Trung rất đa dạng và không thống nhất được với nhau. Họ có thể bày trí loại quả nào cũng được, miễn là tươi ngon và đẹp mắt.

trung
Mâm ngũ quả miền Trung

Tuy không quan trọng hình thức là vậy, thế nhưng mỗi dịp Tết thì miền Trung vẫn nhập về những loại hoa quả phục vụ cho việc trưng bày mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của miền Trung thể hiện được mong muốn một năm mới làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng và mạnh khỏe. Các loại quả thường thấy chẳng hạn như: chuối, thanh long, dưa hấu, dừa, xoài, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả miền Nam

Còn đối với mâm ngũ quả của người miền Nam thì họ lại tuân thủ theo những mong muốn. Chẳng hạn như “Cầu sung vừa đủ xài”. Điều này được thể hiện qua mâm ngũ quả, mong ước có một năm mới đủ đầy, sung túc, may mắn. Tương ứng với đó là năm loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, miền Nam còn bày trí thêm vào mâm ngũ quả quả dứa. Quả dứa với ý nghĩa mong muốn con cháu đầy nhà. Bên cạnh đó còn có cặp dưa hấu xanh để cầu được nhiều may mắn.

nam
Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện được tính chất giản dị, chất phát của họ. Người miền Nam thường không bày trí những loại quả có phát âm mang nghĩa không tốt. Ví dụ như quả chuối với nghĩa chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay quả lê, táo cũng vậy, với nghĩa lê lết, đổ bể và dễ thất bại.

Mâm ngũ quả đã là một truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam ta. Tuy rằng ngày nay có xuất hiện thêm nhiều loại quả trên mâm, vượt cả hơn số năm nhưng vẫn được gọi là mâm ngũ quả. Bởi tính chất và ý nghĩa chính của năm loại quả được bày trí trên mâm. Mâm ngũ quả của mỗi vùng miền có khác nhau là cách bày trí, ý nghĩa và các loại quả. Thế nhưng họ vẫn đều thể hiện sự thành kính với tổ tiên, và ước muốn một năm mới tràn đầy hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

>>> Phong tục ngày Tết ở 2 miền khác nhau như thế nào?

An Hải

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ