Tuesday, April 23, 2024
spot_img
HomeViệc làmTop 5 Việc làm phổ biến cho sinh viên ngành ngôn ngữ...

Top 5 Việc làm phổ biến cho sinh viên ngành ngôn ngữ học

Thời buổi việc làm cạnh tranh như hiện nay, sinh viên ngành ngôn ngữ học muốn tìm việc làm đúng ngành, nghề trước hết phải tích cực trau dồi năng lực ngoại ngữ của mình. Việc làm ngôn ngữ hiện nay không thiếu bởi nhu cầu tìm kiếm việc làm, mở rộng ngoại giao đăng gia tăng, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa hội nhập như ở Việt Nam hiện nay. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học.

Vậy với chuyên ngành ngôn ngữ học, bạn có thể lựa chọn những việc làm phổ biến nào? 

1. Dịch thuật viên

Việc làm này tương đối không quá khó đối với các bạn thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học. Bởi nhiều năm gắn bó với một thứ tiếng các bạn đã có nhiều cơ hội để rèn luyện vốn ngôn ngữ với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nên viết biên, phiên dịch một văn bản, một tài liệu có lẽ không còn là điều khó khăn. Tuy nhiên bạn phải chú ý câu cú và ngữ pháp khi phiên dịch để làm sai phạm ý nghĩa ban đầu của văn bản. Nghề dịch thuật khá quan trọng, bạn chính là “phương tiện” để công việc của các công ty, văn phòng sử dụng dịch vụ của bạn được diễn ra suôn sẻ.

nghề
Dịch thuật đòi hỏi bạn phải có kỹ năng sâu chuỗi, phân tích, chọn lọc từ ngữ kỹ lưỡng.

Nghề dịch thuật viên có mức lương khá cao bởi ngoài việc dịch thuật cho công ty, bạn vẫn có thể nhận dịch thêm tài liệu ngoài giờ. Việc làm thêm dịch thuật cũng mang lại cho bạn mức thu nhập đáng mong đợi. Dịch thuật viên cũng giống như người viết lại văn bản, tài liệu lần thứ 2 nên bạn phải hết sức chú trọng trong quá trình lưa chọn câu từ để phù hợp ngữ nghĩa.

2. Giáo viên ngoại ngữ

Đây là công việc không mấy dễ dàng với nhiều người nếu bạn không có khả năng truyền đạt tốt. Tuy nhiên nếu bạn sở hữu phong thái tự tin cùng khả năng thuyết trình trước đám đông, nghe hiểu và truyền đạt tốt đồng thời cũng yêu thích việc lắng nghe và hướng dẫn người khác thì đích thị công việc này sinh ra là để dành cho bạn rồi. Công việc của một giáo viên ngoại ngữ không phức tạp như bạn nghĩ. Tuy nhiên đòi hỏi bạn phải cập nhật kiến thức mỗi ngày để không bị tụt hậu. Giáo viên ngoại ngữ thường được nhiều học sinh, sinh viên và phụ huynh ưu ái bởi ai cũng mong muốn mình được biết thêm một ngoại ngữ.

nghề
Giáo viên ngoại ngữ là một ngành nghề phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên bạn phải nghiên cứu cho mình một phương pháp giảng dạy thật sự hiệu quả để người học có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Giáo viên ngoại ngữ ngoài việc công tác tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ thì còn có thể giảng dạy tại nhà để kiếm thêm thu nhập.

3. Thông dịch viên (phiên dịch)

Điểm khác biệt duy nhất giữa thông dịch viên và dịch thuật viên đó là thông dịch viên là chuyển đổi ngôn ngữ qua lời nói, còn dịch thuật viên là trình bày bằng ngôn ngữ viết. Điều khác biệt tưởng chừng là nhỏ này lại quyết định khá lớn đến con đường nghề nghiệp của mỗi người. Có người có khả năng phiên dịch rất tốt nhưng không có năng khiếu hành văn cũng như diễn giải thông qua mặt chữ. Có người lại diễn giải ngôn từ qua mặt chữ hết sức chỉnh chu nhưng khi diễn giải bằng lời nói thì lại ấp úng, ngôn từ không gãy gọn, va vấp khá nhiều.

nghề
Phiên dịch đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp, trình bày dễ hiểu, lưu loát.

Vì lý do này mà có bạn sẽ chọn làm phiên dịch viên khi khả năng giao tiếp, tiếp nhận thông tin qua hình thức nghe-nói tốt. Có bạn sẽ chọn làm dịch thuật viên bởi khả năng trau chuốt ngôn từ chỉnh chu. Tóm lại, dù là thông dịch hay dịch thuật thì bạn đều phải có vốn kiến thức ngoại ngữ sâu rộng, ngữ pháp chính xác, từ vựng đa dạng và phải được cập nhật liên tục thì mới có thể thành công.

4. Hướng dẫn viên du lịch

Với ngành nghề này, sẽ phù hợp nếu bạn làm hướng dẫn cho tour khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam hoặc từ Việt Nam du lịch sang các quốc gia khác. Với vốn ngoại ngữ lưu loát và hiểu biết rộng, bạn có thể phát triển tốt với nghề hướng dẫn viên du lịch bởi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch đến Việt Nam của du khách nước ngoài ngày càng đông đảo. Công việc này sẽ hoàn toàn phù hợp nếu như bạn là một người hoạt bát, yêu thích các hoạt động ngoài trời, thích tìm tòi và khám phá những điều mới lạ như các nền văn hóa, sinh hoạt khác nhau.

nghề
Nghề “làm dâu trăm họ” nhưng cũng khá thú vị.

5. Biên tập viên ngôn ngữ cho sách, báo

Biên tập viên ngôn ngữ có lẽ là nghề khá phức tạp. Bởi lẽ bạn sẽ lúc thì như một nhà văn, lúc thì lại như nhà báo khi phải biên dịch và biên tập lại câu văn, ngữ nghĩa sao cho truyền tải đầy đủ, chân thật và quan trọng là phải hấp dẫn người đọc. Việc làm này tuy không dễ nhưng cũng thu hút khá nhiều bạn sinh viên quan tâm và lựa chọn sau khi ra trường. Nếu bạn có quyết tâm, không ngại học hỏi và tìm hiểu, thì đây là một việc làm thú vị, được tiếp xúc với những trang sách mới mẻ mỗi ngày. Quan trọng là bạn sẽ tích lũy được đa dạng kiến thức từ những trang sách, báo mà mình phải biên tập.

nghề
Biên tập viên cho sách là “người mẹ thứ 2” của câu chuyện được kể.

Trên đây là 5 gợi ý nghề nghiệp cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ học tham khảo để tìm việc làm phù hợp.

Chúc các bạn thành công nhé!

>>> Bạn nên tìm hiểu thêm: Làm thế nào để sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm không bị lừa?

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ