Friday, April 19, 2024
spot_img
HomeNhà đấtNhà phốTầng lửng là gì? Thiết kế nhà tầng lửng có khó như...

Tầng lửng là gì? Thiết kế nhà tầng lửng có khó như bạn nghĩ

Thiết kế nhà tầng lửng hiện là một trong những phương án để giải quyết bài toán cho nhà nhỏ, diện tích hẹp. Tuy nhiên, để có được một không gian sống hoàn hảo. Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho gia đình mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ thì không hề dễ dàng. Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu về thiết kế nhà ở tầng lững, những lưu ý, nguyên tắc để không gian ngôi nhà luôn được thoáng đãng và đẹp nhé!

Tầng lửng là gì?

Tầng lửng hay còn được gọi là gác xép hay gác lửng là bộ phận trung gian kết nối sàn nhà và trần. Đây là kiểu thiết kế nhà đã xuất hiện khá lâu trong các ngôi nhà mái bằng ở nước ta. Tuy nhiên, theo thời gian với sự phát triển và cập nhật xu hướng không ngừng. Tầng gác lửng đã không chỉ hiện hữu trong nhà mái bằng nữa mà còn xuất hiện trong nhiều kiểu nhà. Từ đó tạo nên tính thẩm mỹ và sự tiện ích.

tầng lửng
nhà có tầng hầm lửng

Theo nhận xét của một số chuyên gia xây dựng. Tầng lửng chỉ là tầng trung gian và nó không được xem là một tầng của ngôi nhà. Tại Pháp, nó có tên gọi là entresol nghĩa là một căn phòng được xây dựng bằng cách khoanh vùng trên không.

Ngày nay, loại tầng này được sử dụng như một nét hiện đại trong kiến trúc xây dựng, nơi tập trung nhiều không gian và ánh sáng.

Lợi ích của tầng lửng 

Khi thiết kế các chi tiết cho một căn nhà tầng gác lửng, cần có kế hoạch và tối ưu hóa các chi tiết trong nhà. Thiết kế tầng lửng thường sẽ tập trung  cho các mục đích sau:

  • Đối với những ngôi nhà rộng hơn, thiết kế tầng lửng giúp mang lại không gian thoáng mát đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ.
  • Đối với những ngôi nhà nhỏ hơn, thiết kế gác lửng có thể giúp tăng diện tích sử dụng. Gia chủ có thể sử dụng phần tầng lửng này để làm các không gian sinh hoạt chung, phòng thờ hoặc phòng làm việc, v.v.
  • Đối với những ngôi nhà hạn chế về tầng và chiều cao, tầng lửng có thể được sử dụng làm các phòng chức năng như bếp, phòng khách.

Những đặc điểm khi thiết kế tầng lửng 

Gác lửng là khu vực được thiết kế thêm nhằm tăng thể tích và diện tích cho ngôi nhà, đặc biệt là tận dụng được chiều cao của ngôi nhà. Vị trí của gác lửng là khoảng trống giữa sàn và trần nhà. Gác lửng có thể làm thêm phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách.

Nếu hạn chế của thiết kế này là chiều cao của trần nhà bị hạ thấp thì không khí trong nhà càng khó lưu thông. Ngoài ra, gác lửng còn tạo thêm sự căng thẳng cho các bức tường của ngôi nhà. Tuy nhiên, với kỹ thuật xây nhà hiện đại, những khuyết điểm này hoàn toàn có thể được khắc phục để mang đến cho ngôi nhà của bạn một mẫu nhà đẹp nhất có thể.

Quy định chiều cao tầng lửng

Với mục đích tạo ra một không gian nhà có tầng lửng với thiết kế rộng rãi, thẩm mỹ và phù hợp với không gian tổng quan căn nhà; chủ nhà và kiến trúc sư nên thống nhất diện tích và chiều cao của tầng trệt. 

Dựa trên quy định chung về các nguyên tắc  xây dựng nhà cửa, chỉ nên thiết kế tầng lửng khi khoảng cách từ tầng trệt đến lầu 1 phải đạt đủ tiêu chuẩn ở mức cao hơn 7m (áp dụng với các loại nhà phố cao tầng). Riêng đối với nhà một tầng, nếu xây thêm tầng lửng thì khoảng cách từ tầng trệt đến tầng 1 phải đạt ít nhất tối thiểu từ 4,5 đến 6m. 

Dựa trên các nguyên tắc trên, chiều cao tối thiểu của tầng lửng khi được xây dựng sẽ dao động từ khoảng 2,2-2,5m. Tuy nhiên, chủ nhà cần cân nhắc tổng quan thiết kế toàn bộ căn nhà trước khi quyết định xây dựng. Vì nếu chiều cao tầng lửng đạt chỉ tiêu nhưng không đồng bộ với tổng cấu trúc thì sẽ dẫn đến hiện tượng biến dạng.

Để ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo, bạn cần nhớ một số quy tắc về chiều cao tầng lửng như sau:

Gọi H là chiều cao xác định từ vỉa hè đến tầng 1 và L là đường trước nhà. Chúng ta sẽ có 3 trường hợp sau:

  • L <3,5m: H = 3,8m
  • 3,5m <L <20m: H = 5,8m
  • 20m <L: H = 7,0m

Trường hợp 1: Giới hạn chiều cao tầng trệt dẫn đến chiều cao của tầng lửng thấp hơn dự kiến (<1,5m).

Trường hợp 2: Lựa chọn dung hòa cả hai diện tích với thiết kế gác lửng cao 1,8-2,0m và chiều cao tầng trệt rơi vào khoảng 3,2 – 3,5m.

Trường hợp 3: Thiết kế tầng áp mái với chiều cao tương đương  các tầng khác (2,8-3,0m), nhưng vẫn giữ nguyên chiều cao của tầng trệt. (4,0-4,2m)

tầng lửng
Mẫu nhà tầng lửng

Tầng lửng gồm những loại nào? 

Hiện nay, theo như các mẫu thiết kế thịnh hành trên thị trường thì chủ đầu tư và chủ nhà có thể chọn 4 loại tầng lửng sau đây, bao gồm:

Gác lửng phía sau

Đây là kiểu thiết kế chung cho nhà phố hoặc nhà liên kế. Bố trí gác lửng ở phía sau nhà sẽ giúp quan sát được tầng 1 cũng như phòng sinh hoạt chung. Đồng thời, nó làm tăng thêm vẻ đẹp cho không gian phòng khách. Các thiết kế nhà 4x10m có tầng lửng có thể thử áp dụng kiểu nhà trên.

 tầng lửng
Tầng lửng bố trí phía sau không gian phòng khách

Tầng lửng phía trước

Một thiết kế tầng lửng nằm ở vị trí mặt tiền được xem là một ý tưởng hay. Nó không chỉ giúp phòng khách thêm ấn tượng mà còn là không gian để bạn thể hiện phong cách của mình.

Với óc sáng tạo và gu thẩm mỹ, hãy đưa những gam màu phù hợp cho không gian tầng lửng bằng những đồ nội thất và đồ trang trí phá cách, tạo điểm nhấn riêng biệt.

tầng lửng
Đẩy thiết kế tầng lửng lên phía trước

Gác lửng bên hông

Thiết kế này đòi hỏi nhiều không gian. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với những công trình có diện tích đủ rộng. 

Tham khảo ngay những tin đăng mua bán nhà đất uy tín, giá tốt, vị trí đẹp

tầng lửng Phù hợp với nhà diện tích rộng[/caption]

Tầng lửng trong mỗi căn phòng

Thông thường thiết kế gác lửng được sử dụng trong phòng, tầng lửng sẽ nằm phía trên nhà vệ sinh, thường được sử dụng làm văn phòng. Nhưng thiết kế nhà có tầng lửng cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Những điều cần chú ý khi thiết kế tầng lửng 

Tùy theo phong cách kiến ​​trúc của ngôi nhà, phong cách và mục đích sử dụng gác lửng của gia chủ mà các kiến ​​trúc sư sẽ lựa chọn những kiểu dáng nhà gác lửng khác nhau.

Đối với những căn hộ có diện tích vừa và nhỏ tầng 1 có thể sử dụng tầng lửng làm phòng khách và phòng ngủ. Không gian bên dưới có thể dùng làm bếp, nhà vệ sinh và chỗ để xe hoặc nhà có tầng hầm lửng. Ngoài ra, đối với những ngôi nhà có diện tích kinh doanh tại gia, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tầng lửng cho các không gian: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng phơi đồ.

 tầng lửng
Những điểm cần lưu ý khi xây dựng tầng lửng

Bạn không phải lo lắng về việc có gác lửng sẽ làm hỏng vẻ đẹp của ngôi nhà, ngược lại nếu biết phân bố không gian từng khu vực hợp lý thì một ngôi nhà có gác lửng vừa đẹp lại vừa tiện dụng như được phân chia thành các tầng.

Nhà tầng lửng cấp 4 cũng phổ biến ở Việt Nam. Mẫu thiết kế nhà cấp 4 gác lửng thường phù hợp với căn hộ có diện tích nhỏ. Khác với những ngôi nhà cao tầng, những ngôi nhà cấp 4 có diện tích sàn nhỏ hơn nhưng tầng lửng được thiết kế khéo léo tạo cảm giác không gian thoải mái và yên tĩnh.

>>> Xem thêm: Thiết kế mặt tiền nhà phố đẹp mê hồn với những mẫu này

Các mẫu tầng lửng nhà phố đẹp

Cùng tham khảo qua một số mẫu nhà có thiết kế tầng lửng độc đáo ngay sau đây nhé!

Nhà đẹp 1 tầng lửng

Mẫu nhà 1 tầng mái thái được xem là mẫu thiết kế sang trọng khi kết hợp cùng với gác lửng. Lúc này, ngôi nhà sẽ được nới rộng không gian, diện tích sử dụng. Mà vẫn đảm bảo nhu cầu cũng như phong thủy của gia chủ.

tầng lửng
nhà tầng lửng

Nhà 2 tầng có gác lửng

Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ mà các mẫu nhà tầng này sẽ được thiết kế để phục vụ cho từng công năng khác nhau. Đối với nhà 2 tầng thì gác lửng có thể sử dụng để làm phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng khách hoặc thậm chí là phòng bếp.

Một mẫu nhà 2 tầng có gác lửng thường có các đặc điểm sau:

  • Công trình bị giới hạn chiều cao nhưng gia chủ muốn mặt bằng rộng. Lúc này tầng lửng sẽ giúp đảm bảo được không gian để thiết kế phòng ăn hay phòng khách.
  • Diện tích sàn nhỏ nhưng cần mặt bằng tầng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho,…
  • Thành viên trong gia đình khá đông nên có nhu cầu thiết kế thêm phòng ngủ. Hoặc muốn có không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Thiết kế nhà ống có tầng lửng

Một số mẫu nhà ống có tầng lửng đẹp:

Tầng lửng trong nhà ống cần lưu ý những gì?

Khi thiết kế gác lửng trong nhà ống quan trọng nhất cần lưu ý là độ cao giữa các tầng. Với nhà ống sâu, bạn có thể thiết kế gác lửng nằm trong phần trệt thành nơi sinh hoạt chung. Ngoài ra như đã nói ở trên, tầng này cũng có thể sử dụng làm phòng khách.

tầng lửng
nhà tầng lửng

Theo quy định chuẩn, độ cao của gác lửng và tầng 1 thường nằm trong khoảng 2,5-2,8m. Với chiều cao này, chúng ta có thể lựa chọn những món đồ nội thất phù hợp. Cho không gian sinh hoạt để có một căn nhà ống gác lửng đẹp.

Có thể thấy, tầng lửng là một trong những thiết kế mang lại khá nhiều tiện ích. Cũng như tô điểm cho tổ ấm của chúng ta trở nên sang trọng. Hy vọng bạn sẽ tìm được những ý tưởng độc đáo được Muaban.net tổng hợp để xây dựng ngôi nhà mơ ước hoàn hảo trong tương lai.

>>> Xem thêm:

 

– Content Writer: Lan Anh –

 
Tầng lửng là gì?

Đây là một bộ phận trung gian kết nối sàn nhà và trần. Tầng lửng là kiểu thiết kế nhà đã xuất hiện khá lâu trong các ngôi nhà mái bằng ở nước ta.

Quy định chiều cao tầng lửng là gì?

Theo quy định chung trong kiến trúc xây dựng. Chỉ nên thiết kế gác lửng khi khoảng cách từ tầng trệt lên tầng 1 trên 7m (đối với các mẫu nhà phố cao tầng).

Nhà có tầng lửng có tính là 1 tầng?

Loại tầng này chỉ là gác xép, là một tầng trung gian của nhà nên không tính là một tầng. Bên cạnh đó, chiều cao của gác xép chỉ khoảng 2,2-2,5m. Chiếm từ ½ đến ⅔ diện tích tầng nên chúng không được coi là một tầng của ngôi nhà.

Có thể thiết kế tầng lửng làm phòng khách không?

Đối với gác xép, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế chúng để làm nơi tiếp khách. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo không gian phòng khách thoáng đãng. Cũng như không ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà.

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ