Thursday, March 28, 2024
spot_img
HomeViệc làmViệc làm phổ thôngPhụ bếp – 5 điều có thể bạn chưa biết!

Phụ bếp – 5 điều có thể bạn chưa biết!

Phụ bếp là cụm từ chúng ta thường được nghe hoặc đọc thường xuyên ở những thông tin tuyển dụng. Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn mọc lên như “nấm” nên nhu cầu tuyển dụng phụ bếp cũng khá cao. Tuy nhiên, phụ bếp là ai? Muốn trở thành một phụ bếp giỏi, cần những yếu tố nào? Những kinh nghiệm mà phụ bếp học hỏi được ra sao? Chúng ta hãy tìm hiểu thật kỹ về nghề này nhé! Nếu bạn đang tìm việc làm phụ bếp, bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Phụ bếp là ai?

Phụ bếp là những người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo yêu cầu của Tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng. Phụ bếp được xem như là vị trí thấp nhất trong căn bếp. Làm ở vị trí này, bạn được ví von như là một chân “sai vặt” với những công việc nhỏ nhất trong bếp. Bạn sẽ chịu sự phân công của bếp phó, bếp trưởng như vệ sinh dụng cụ, dọn dẹp bếp, sơ chế … Hoặc, vào thời gian cao điểm, phụ bếp phải linh hoạt hỗ trợ các vị trí khác khi cần thiết.

Phụ bếp là vị trí thấp nhất trong căn bếp.
Phụ bếp là vị trí thấp nhất trong căn bếp.

Nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp giỏi, bạn phải bắt đầu từ phụ bếp. Bạn sẽ học hỏi các cách chế biến món ăn từ người bếp trưởng. Đồng thời, sẽ còn phải linh hoạt giúp đỡ các công việc ở những vị trí khác. Đây là một công việc khá vất vả nên đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn cao. Công việc này đôi lúc khiến cho các đầu bếp tương lai dễ nản chí. Thế nhưng, từ vị trí phụ bếp, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay ho từ những người đi trước. Đa số những đầu bếp giỏi đều có vạch xuất phát từ vị trí thấp nhất này.

2. Phụ bếp phải làm những công việc nào?

Bất kỳ công việc nào, bạn cũng phải tìm hiểu những nhiệm vụ chính của mình là gì? Bạn phải chịu trách nhiệm cho những khâu nào trong bếp? Thông thường, công việc mở đầu ngày mới của phụ bếp thường phải kiểm tra lại toàn bộ bếp. Bạn phải sắp xếp, bố trí lại các dụng cụ cho phù hợp và thuận tiện khi dùng. Sau khi hoàn thành, bạn phải thông báo cho tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng để bắt đầu công việc.

Phải đảm bảo tốt quá trình chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Chuẩn bị nguyên liệu và các thành phần của món ăn theo công thức chế biến
  • Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ cho việc chế biến thức ăn theo sự phân công
  • Phải đảm bảo luôn có đầy đủ các nguyên – vật liệu thực phẩm phục vụ cho việc chế biến
  • Sơ chế các nguyên – vật liệu theo yêu cầu như: gọt rau củ quả, sơ chế cá, rửa…

Báo cáo kịp thời với tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng khi có các sự cố liên quan đến quá trình chế biến. Hoặc liên quan đến dụng cụ nấu để kịp thời xử lý.

Bạn phải chuẩn bị các nguyên vật liệu, sơ chế thực phẩm... để chuẩn bị cho bếp chính.
Bạn phải chuẩn bị các nguyên vật liệu, sơ chế thực phẩm… để chuẩn bị cho bếp chính.

Nếu bạn đang tìm kiếm các công việc lao động phổ thông, ứng tuyển ngay tại các tin đăng tuyển dụng dưới đây nhé!

Hỗ trợ các bộ phận khác khi có yêu cầu

Ở một số nhà hàng, quán ăn nhỏ, phụ bếp thường sẽ kiêm luôn vị trí phục vụ hoặc tiếp thực.

  • Chuẩn bị sẵn các món nước sốt, nước chấm cần thiết cho từng món ăn
  • Tiếp nhận oder từ các bộ phận phục vụ chuyển vào bếp
  • Chuyển món ăn từ khu vực bếp nấu ra khu vực tiếp thực
  • Trong thời điểm quá tải, sẽ kiêm luôn việc bưng bê món ăn ra cho thực khách.
Bạn phải linh hoạt trong công việc và sẽ phải hỗ trợ các bộ phận khác trong giờ cao điểm khi có yêu cầu.
Bạn phải linh hoạt trong công việc và sẽ phải hỗ trợ các bộ phận khác trong giờ cao điểm khi có yêu cầu.

Xem thêm:

Giữ vệ sinh cho bếp luôn đảm bảo quy định

  • Luôn giữ cho khu vực bếp nấu sạch sẽ, gọn gàng. Vệ sinh các dụng cụ sơ chế, chế biến và sắp xếp gọn gàng.
  • Vệ sinh các dụng cụ tủ, kệ đựng thực phẩm. Phân loại và sắp xếp thực phẩm gọn gàng, thuận tiện lấy ra sử dụng.
  • Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đảm bảo các thiết bị, máy móc trong bếp luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Kết hợp bảo quản các dụng cụ, thiết bị cùng với các bộ phận khác.
Luôn giữ vệ sinh gọn gàng cho bếp, thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luôn giữ vệ sinh gọn gàng cho bếp, thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Phụ bếp cần có những kỹ năng nào?

Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng phải cần đến kỹ năng. Các kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn. Nhất là đối với những bạn có niềm đam mê với bếp. Chúng ta thử xem, phụ bếp cần những kỹ năng nào nhé?

Nhận biết và thuộc lòng các tên gọi của thực phẩm

Đây là kỹ năng cơ bản nhất, vì bạn không thể chế biến khi không nhận diện được thực phẩm. Thế giới thực phẩm vô cùng đa dạng và phong phú, do đó, bạn nên dành nhiều thời gian cho nó. Bạn nên dành một vài ngày đầu để học thuộc tên cũng như nhận diện thực phẩm trong bếp. Đồng thời, bạn cũng phải cập nhật thường xuyên tên các thực phẩm mới xuất hiện trong bếp. Bạn nên tìm hiểu và trau dồi thường xuyên trong vấn đề này.

Học thuộc tên và nhận biết được các nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho công việc tốt hơn.
Học thuộc tên và nhận biết được các nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho công việc tốt hơn.

Nắm rõ các vị trí của thực phẩm và các vật dụng trong bếp

Khối lượng công việc trong bếp ở mỗi nơi một khác nhau. Do đó, bạn sẽ phải chủ động học cách nhớ rõ vị trí của các dụng cụ, thực phẩm. Vì như thế, sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện công việc.

Phải nắm rõ vị trí các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu thì bạn mới hỗ trợ công việc cho bếp chính được tốt nhất.
Phải nắm rõ vị trí các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu thì bạn mới hỗ trợ công việc cho bếp chính được tốt nhất.

Nếu bạn khó trong quá trình ghi nhớ vị trí, hãy chụp ảnh lại. Sau đó, về nhà và “nghiền ngẫm” lại để quá trình ghi nhớ được tốt hơn. Hãy thử cách này xem sao nhé!

Nắm vững cách sơ chế và chế biến của đầu bếp

Phụ bếp là người giúp cho công việc chế biến nấu nướng của bếp trưởng hoàn thành  nhanh hơn. Do đó, bạn phải nắm vững các quy trình sơ chế thực phẩm, cách chế biến và cách trình bày của bếp trưởng.  Nếu bạn nắm rõ các thao tác này, sẽ giúp quá trình được linh hoạt hơn về thời gian. Khi bạn chưa nắm vững kỹ năng ghi nhớ này, hãy ghi chú các bước trên quyển sổ và đọc lại.

Nắm vững các quy trình sơ chế và chế biến các món ăn từ bếp chính.
Nắm vững các quy trình sơ chế và chế biến các món ăn từ bếp chính.

Học và nhớ được tên các món ăn

Mỗi món ăn đều có những công thức riêng biệt. Do đó, nếu bạn nhớ được tên các món ăn, bạn sẽ nhớ được công thức chế biến nó. Đây là một kỹ năng khá cần thiết đối với những bạn làm bếp.

Việc nhớ tên các món ăn sẽ giúp bạn nhớ được các công thức chế biến nó từ bếp chính.
Việc nhớ tên các món ăn sẽ giúp bạn nhớ được các công thức chế biến nó từ bếp chính.

Phải có sự tự tin và kiên trì

Nghề nào cũng đòi hỏi phải có sự kiên trì – đặc biệt là nghề bếp. Vì đây là một công việc cũng khá vất vả, dễ nản chí do phải làm việc hoàn toàn trong bếp. Thông thường, thời gian phụ bếp mất khoảng 2 năm kinh nghiệm trước khi thành bếp chính. Vì thế, bạn hãy cố gắng học hỏi và kiên trì với nghề mình thích ngay từ lúc này.

4. Nghề phụ bếp cần những yêu cầu nào?

Muốn làm và gắn bó lâu dài với nghề bếp, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu như:

  • Bạn phải là người có tính chăm chỉ, siêng năng, nhiệt tình và ham học hỏi
  • Phải có khả năng quan sát tốt và có sự sáng tạo
  • Phải chịu đựng được áp lực của công việc, nhất là trong các thời điểm cao điểm
  • Phải có tình yêu và niềm đam mê với nghề bếp
Bạn phải kiên trì với nghề vì đây là công việc thường xuyên tiếp xúc với lửa, dầu mỡ, nóng nực...
Bạn phải kiên trì với nghề vì đây là công việc thường xuyên tiếp xúc với lửa, dầu mỡ, nóng nực…

Đồng thời, nghề phụ bếp cũng cần đến khả năng giao tiếp để mở rộng các mối quan hệ. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho công việc.

5. Những kinh nghiệm mà phụ bếp học được là gì?

Bất kỳ nghề nào sau một quá trình trải nghiệm đều sẽ tích lũy được những kinh nghiệm đáng giá. Tất nhiên, là đối với những bạn có sở thích và thực sự yêu nghề. Vậy một phụ bếp sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nào?

  • Nắm rõ và biết cách sắp xếp các vị trí của dụng cụ, thiết bị và thực phẩm một cách chuyên nghiệp nhất
  • Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, giúp bạn nhận biết được các nguyên vật liệu chế biến. Biết cách bảo quản thực phẩm sao cho vẫn đảm bảo được yêu cầu về mùi vị khi chế biến.
  • Khâu sơ chế nguyên liệu sẽ giúp bạn thực hành những kiến thức đã học. Đồng thời giúp bạn có được kinh nghiệm chế biến để giữ được hương vị cho món ăn nhất.
  • Bạn sẽ nắm được bí quyết nêm nếm, xử lý, nấu và trang trí món ăn từ bếp chính.
  • Quá trình dọn dẹp, vệ sinh giúp bạn tìm hiểu được các loại tẩy rửa sử dụng trong bếp.
  • Kiểm tra, thống kê các nguyên vật liệu trong bếp giúp bạn nắm rõ các chi tiêu và kiểm soát được nó.
Nghề phụ bếp giúp bạn tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm khi bạn trở thành đầu bếp trong tương lai.
Nghề phụ bếp giúp bạn tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm khi bạn trở thành đầu bếp trong tương lai.

Tuy là vị trí cực nhất, thấp nhất trong bếp nhưng nếu bạn chịu khó, bạn sẽ có được nhiều thứ hơn trong tương lai.

>>> Đọc thêm: Top 5 việc làm không bằng cấp hàng đầu hiện nay, bạn nên xem ngay!

Nếu yêu thích nghề bếp, bạn nên bắt đầu từ vị trí phụ bếp. Bạn có thể tìm hiểu các khóa học, lớp đào tạo nghề bếp nếu chưa có kinh nghiệm. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể tìm kiếm công việc mình thích ở một số trang đăng tin tuyển dụng như muaban.net.  Hy vọng, bạn sẽ thành công với nghề mà bạn đã chọn!

Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 4 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ