Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmSửa chữaPhong tục ngày Tết ở 2 miền khác nhau như thế nào?

Phong tục ngày Tết ở 2 miền khác nhau như thế nào?

Tết nguyên đán hay Tết cổ truyền là ngày bắt đầu một năm tính theo âm lịch, được ảnh hưởng của chủ yếu của văn hóa tết âm lịch của Trung Hoa. Là ngày lễ  truyền thống của các nước phương Đông. Với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, phong tục ngày tết ở Việt Nam có những nét khác biệt so với các nước bạn. Không chỉ vậy mà văn hóa, phong tục tết ở Việt Nam hết sức đa dạng với sự khác biệt giữa 2 vùng miền Bắc, Nam.

Khác biệt sắc hoa

d1ào
Hoa đào

Ngày tết mai đào khoe sắc khắp nẻo đường từ phố thị đến các nẻo đường quê. Tuy cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thời tiết ở 2 vùng miền hoàn toàn trái ngược nhau. Khác với tiết trời se lạnh của miền Bắc thì thời tiết ở miền Nam lại có phần ôn hòa và ấm hơn vì vậy mà loại hoa chưng tết của 2 miền cũng khác biệt nhau. Tết của miền Bắc nếu thiếu đi nhành đào thì ngày tết sẽ không được trọn vẹn. Đều là những loài hoa nở vào mùa xuân, nhưng với ánh nắng vàng của tiết trời phương Nam thì sắc mai vàng càng thêm rực rỡ.

m1ai
Hoa mai

Bánh cổ truyền

Bánh cổ truyền của người Việt gồm những nguyên liệu cơ bản như gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh… Nhưng lại có hình dạng và tên gọi khác nhau. Bánh cổ truyền của người miền Bắc là bánh chưng xanh. Nguồn gốc của bánh chưng được gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày, là lễ vật dâng lên vua Hùng của hoàng tử Lang Liêu. Bánh chưng xanh có hình dạng vuông của đất, cùng với bánh dày có hình tròn tượng trưng cho bầu trời, món bánh mang ý nghĩ thiên liêng.

c1hưng
Bánh chưng

Khác với bánh chưng, bánh tét của người Nam bộ có nguồn gốc từ sự giao lưu văn hóa của người Chăm Pa, chủ nhân của miền đất phương nam thời trước công nguyên. Theo tín ngưỡng của người Chăm thì thần lúa là vị thần luôn phù hộ và mang sung túc cho gia đình bằng những vụ mùa bội thu. Từ đó, Bánh tét dần thành món bánh quen thuộc của người dân miền đất Nam Bộ.

t1ét
Bánh tét

Dù là bánh chưng hay bánh tét thì đều được bao bọc bởi nhiều lớp lá, tượng trưng cho sự che chở tấm lòng của người mẹ luôn dành hết yêu thường bao bọc chẻ chở cho các con. Gói bánh chưng bánh tét trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về, vừa là tấm lòng của con cháu daang lên ông bà tôt tiên, vừa là món quà ý nghĩa để tặng cho những người thân yêu.

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

Dân gian ta có câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”.  Nhắc đến bánh chưng xanh thì ta lại nghĩ đến tết của miền Bắc. Trong mâm cỗ ngày tết của người miền Bắc, có bánh chưng xanh là phải có món dưa hành muối thì mới tròn vị. Dưa hành muối có nguyên liêu chính là củ hành tươi được làm sạch và muối chua cho lên men vi sinh. Dưa hành muối là món ăn kèm với bánh chưng và các món ăn ngày tết khác, có vị chua giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

dưa1 hành
Dưa hành

Nếu miền Bắc có món dưa hành muối thì ở miền Nam là món của kiểu muối chua hay dưa món. Củ kiệu muối chua cũng tương tự như món dưa hành muối của miền Bắc, chỉ khác là sử dụng củ kiệu còn cách thức chế biến của món dưa hành muối và củ kiệu muối tương tự nhau.

c1ủ kiệu
Củ kiệu

Ngoài món củ kiệu muối, người miền Nam còn có một món nữa đó là dưa món. Tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà dưa món được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên món dưa món gồm nhiều loại thực phẩm như: củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào… được ngâm với mắm, đường có vị mặn mặn, ngọt ngọt đúng như tính cách của người miền nam thật thà chấ phát và rất dịu dàng. Dưa món là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của rất nhiều gia đình Việt.

d1ưa món
Dưa món

Mâm ngũ quả

Mân ngũ quả cũng là một phần rất quan trọng trong dịp tết, để tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn có ý nghĩa cầu mong gia đình được no đủ, hạnh phúc suốt năm. Các loại quả trên mâm sẽ tuân theo 5 yếu tố ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên sự sống. Ở miền Bắc, thì chuối là loại trái cây rất được ưa chuộng, được dùng làm bệ đở chắc chắn cho các loại quả khác. Các loại quả thường được sử dụng trong mâm ngũ quả là quả hồng, lê, mãng cầu, đu đủ, phật thủ…

m1am ngu qua ngay tet 2
Mâm ngũ quả

Tuy nhiên ở miền Nam, Chuối lại không được ưa chuộng vì theo quan niệm của người miền nam, chuối là chúi nhủi sẽ không may mắn nên hiếm thấy gia đình miền nam trưng chuối trong mâm ngũ quả. Ở miền Nam, người dân thường lựa chọn trái cây trong mâm ngũ quả như một lời nguyện nước “Cầu vừa đủ sài sung túc” tương ứng với các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và quả sung.

c1auvuaduxoai
Cầu dừa đủ xoài sung

Món canh

Mâm cơm ngày tết của 2 miền có sự khác biệt nhau về món canh. Người miền Bắc rất thích ăn canh bóng bì trong dịp tết đến. Canh bóng bì được nấu rất kì công, hầm xương nhiều giờ cho nước ngọt, các loại rau củ và nguyên liệu không thể thiếu đó là bóng bì hay còn gọi là da lợn. Canh bóng bì là món canh truyền thống, đặc biệt là các gia đình Hà Nội ngày xưa vừa ngon lại được chăm chút rất kỹ, thể hiện tấm lòng của người nấu. Tuy nhiên, hiện tại canh bóng bì không còn phổ biến như xưa, chỉ còn ở những gia đình nhiều thế hệ.

c1anh bóng
Canh bóng bì

Cũng giống như miền Bắc, ở miền Nam cũng có món canh quen thuộc được ưa chuộng vào dịp lễ đặc biệt này đó canh khổ qua hay mướp đắng nhồi thịt.Đơn giản hơn canh bóng bì của miền Bắc, canh khổ qua tương đối dễ nấu, nguyên liệu đơn giản gồm khổ qua, thịt nạc băm và một số gia đình còn thêm cả mộc nhĩ và một số thao tác đơn giản là sẽ có ngay một nồi canh thơm ngon cho gia đình. Cái tên khổ qua cũng đã thể hiện được món muốn của người dân, mong muốn những điều không may mắn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi, hy vọng một năm mới sung túc và may mắn hơn.

k1hô qua
Canh khổ qua

Từ những tổng hợp của muaban.net hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn nét đặc trưng của ngày tết tại hai miền Nam Bắc.

 >>> Những món ăn vặt lạ miệng cho Tết này thêm ngon

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ