Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeCông nghệTop 4 mẹo dễ nhất để kiểm tra máy ảnh cũ trước...

Top 4 mẹo dễ nhất để kiểm tra máy ảnh cũ trước khi mua!!!

Với những người yêu thích nhiếp ảnh nhưng không đủ kinh phí để mua một máy mới, thì việc mua máy ảnh cũ đang là một xu hướng được nhiều lựa chọn nhất. Để tránh được những rủi ro khi mua máy ảnh đã qua sử dụng, bạn nên tham khảo một vài mẹo sau đây để kiểm tra máy trước khi mua

Tìm hiểu kỹ thông tin người bán hoặc cửa hàng bạn đang cần mua máy ảnh cũ

Đây là điều kiện đầu tiên và thực sự rất quan trọng trong việc mua bán đồ cũ. Vì một người bán có tâm, thì tất nhiên sản phẩm của họ bán ra – dù đã qua sử dụng cũng sẽ chất lượng hơn những người bán hàng hời hợt!

Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin của người bán hoặc cửa hàng mà bạn đang cần mua sản phẩm. Thông thường, trên các trang mạng xã hội hoặc trang web bán các sản phẩm sẽ có phần review của khách hàng mua trước đó. Một người bán hoặc cửa hàng tốt, sẽ nhận được nhiều thông tin phản hồi tích cực của khách hàng. Nhưng nếu người bán hoặc cửa hàng đó bị phản hồi nhiều thông tin tiêu cực, chê nhiều hơn khen thì bạn cũng nên suy nghĩ lại!

Tìm hiểu kỹ các thông tin về người bán hoặc cửa hàng bán máy ảnh cũ.
Tìm hiểu kỹ các thông tin về người bán hoặc cửa hàng bán máy ảnh cũ.

Kiểm tra các chi tiết bên ngoài máy

Các chi tiết bên ngoài của máy ảnh cũ là nơi đập vào mắt bạn đầu tiên.

Bạn thử xem máy có vế trầy xước hay vết va đập nào không? Nếu các vết trầy xước, va đập nhẹ thì có thể sẽ không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng nếu có những vết va đập mạnh, bạn nên từ chối vì có thể lực tác động ảnh hưởng đến các chi tiết bên trong.

Kiểm tra kỹ các chi tiết ngoài máy.
Kiểm tra kỹ các chi tiết ngoài máy.

Khe cắm thẻ nhớ, bạn cũng nên kiểm tra qua các điểm kết nối của khe cắm với thẻ nhớ. Nếu chúng bị gãy và va chập vào nhau sẽ dễ làm cháy thẻ nhớ. Việc sửa chữa hoặc thay thẻ nhớ cũng tốn một mớ tiền vì nó liên quan đến các yếu tố khác bên trong máy.

Kiểm tra kỹ khe cắm thẻ nhớ để tránh hư, gãy.
Kiểm tra kỹ khe cắm thẻ nhớ để tránh hư, gãy.

Các phần bọc cao su trên máy nếu bị bong ra, chứng tỏ thời gian sử dụng máy cũng khá lâu. Bạn kiểm tra cả màn hình máy ảnh cũ, xem có vết trầy xước nào không? Đối với các màn hình LCD thì sẽ có các hiện tượng sọc, nhòe, điểm chết … bạn cũng nhớ kiểm tra kỹ.

Kiểm tra kỹ hiện tượng mốc, bám bụi trên màn hình máy ảnh cũ.
Kiểm tra kỹ hiện tượng mốc, bám bụi trên màn hình máy ảnh cũ.

Nhìn chung, nếu các chi tiết bên ngoài máy ảnh cũ khiến bạn không hài lòng, bạn nên bỏ qua và tham khảo một chiếc khác.

Kiểm tra các chi tiết bên trong máy ảnh cũ

Bạn kiểm tra màn hình xem có bị vết trầy xước, bong tróc hay điểm chết nào không? Nếu màn hình có cảm ứng thì bạn cũng nhớ chú ý kiểm tra kỹ cảm ứng. Để kiểm tra bụi bẩn trên cảm biến, bạn có thể khép khẩu xuống F/16 và chụp bầu trời xanh – nếu có bụi bẩn, nó sẽ xuất hiện trên ảnh.

Dùng đèn Flash điện thoại hoặc đèn pin, dùng tay gạt thanh mở khẩu độ hết cỡ và soi vào ống kính xem có dính bụi, mốc gì không? Kiểm tra các con ốc trên lens máy, các tem bảo hành trên ốc xem có rách hay không để biết lens máy có bị tháo mở hay chưa? Xem lens trầy xước hay móp méo gì không, tránh trường hợp lens bị rớt làm ảnh hưởng đến thấu kính cũng như các chức năng khác của máy.

Kiểm tra các chi tiết như tem bảo hành, các con ốc trên lens máy kỹ.
Kiểm tra các chi tiết như tem bảo hành, các con ốc trên lens máy kỹ.

Bạn kiểm tra số shoot chụp của máy ảnh cũ để ước tính thời gian sử dụng máy. Tuy nhiên, nếu số shoot ít mà máy trông có vẻ cũ thì bạn cũng nên suy xét lại khả năng mua.

Kiểm tra khả năng lấy nét tự động của máy ảnh cũ

Bạn nên sử dụng một ống kính còn hoạt động tốt để kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra tốc độ lấy nét trong điều kiện đủ sáng, thiếu sáng… Một số máy ảnh có hiện tượng lấy nét sai, bạn nên kiểm tra kỹ bằng cách khép khẩu và focus vào điểm mình muốn xem máy có focus đúng điểm không? Đặc biệt là bạn kiểm tra ở khẩu độ lớn nhất xem hình ảnh có bị vỡ nét không?

Kiểm tra khả năng lấy nét tự động của máy ảnh cũ.
Kiểm tra khả năng lấy nét tự động của máy ảnh cũ.

Nếu như bạn không rành nhiều về các chi tiết máy móc, bạn có thể nhờ người quen có kinh nghiệm hoặc đem ra cửa hàng uy tín để nhờ kiểm tra. Nếu cần thiết, nên thương lượng với người bán cho một khoảng thời gian để test máy trước khi mua. Hoặc, có thể đến các trung tâm điện máy uy tín, để mua máy ảnh cũ nhưng vẫn còn trong thời gian bảo hành để an tâm hơn.

>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ cho “lính mới”

Bạn cũng đừng ngại khi thời gian kiểm tra máy diễn ra quá lâu. Nói chung, máy ảnh dù là mua máy ảnh cũ thì cũng tốn một khoản chi phí không nhỏ. Với những mẹo nhỏ trên, hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc máy ảnh phù hợp để thỏa chí đam mê nhiếp ảnh!

Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 4 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ