Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeLuật nhà đấtLuật nhà ở mới nhất, cập nhật những điểm mới

Luật nhà ở mới nhất, cập nhật những điểm mới

So với luật nhà ở 2005, luật nhà ở 2014 có những điểm đổi mới và bổ sung để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội hiện tại. Đồng thời, cũng hướng đến mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước, cải cách các quy định giải quyết những vướng mắc thường gặp về vấn đề nhà ở. Cùng tìm hiểu những điểm mới trong luật nhà ở 2014 nhé!

Luật nhà ở 2014, điểm mới nổi bật

Luật Nhà ở: Quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Hình 1. Luật nhà ở mới nhất

Được ban hành năm 2014, luật nhà ở mới nhất tập trung điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Đồng thời có sự mở rộng về đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam bao hàm đối tượng là hộ gia đình cũng như mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với cá nhân là người việt nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đặc biệt đáng chú ý là những quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu. Thứ nhất,  đối với trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua, trong đó thường gặp nhất là trường hợp mua bán chung cư- thị trường nhà ở hot nhất hiện nay, thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư.

Hình 2. Mở rộng đối tượng sở hữu nhà là cá nhân nước ngoài

Hình 2. Mở rộng đối tượng sở hữu nhà là cá nhân nước ngoài

Hình 3. Hoạt động mua bán nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng dự án

Hình 3. Hoạt động mua bán nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng dự án

Thứ hai, trường hợp mua bán nhà ở không phải giữa chủ đầu tư với người mua và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua hoặc bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở nếu các bên không có thỏa thuận khác. Thứ ba, trong trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở. Và cuối cùng là trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi mở thừa kế theo pháp luật về thừa kế.

Việc điều chỉnh trên, được giới chuyên môn nhận định là liên quan mật thiết tới quyền lợi của người mua nhà và nghĩa vụ của bên bán, giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả chủ sở hữu nhà và người mua/thuê nhà, hạn chế những tranh chấp không đáng có trong và sau quá trình giao dịch.

Hỗ trợ tư vấn luật nhà ở mới nhất

Ngoài điểm nổi bật về vấn đề chuyển quyền sở hữu nhà ở, luật nhà ở mới nhất còn có nhiều điểm khác biệt so với luật nhà ở 2005 trong quy định trình tự, thủ tục về các vấn đề nhà ở nói chung. Chính vì vậy, bên cạnh những qui định được ban hành, hệ thống hành chính nhà nước còn nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư, văn phòng tư vấn, công ty dịch vụ tư vấn để phổ biến và giúp đỡ người dân trong quá trình áp dụng luật và một số thủ tục hành chính liên quan đất đai, nhà ở như tư vấn liên quan đến tính hợp pháp của hồ sơ quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở; tư vấn luật nhà đất (đất đai  nhà ở) có yếu tố nước ngoài; Tư vấn liên quan đến thừa kế đất đai nhà ở; Tư vấn pháp luật về khiếu kiện về bồi thường và nghĩa vụ tài chính liên quan đế nhà đất (đất đai  nhà ở)…

Hình 4. Hoạt động phổ biến tuyên truyền Luật sửa đổi

Hình 4. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền Luật sửa đổi

Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức Luật sư bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp nhà đất cũng khá phổ biến bao gồm giải quyết Tranh chấp đất đai về sở hữu, sử dụng hợp pháp đất đai, nhà ở; giải quyết Tranh chấp đất đai về Hợp đồng chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp; giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai; Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai  nhà ở; giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất; giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất…

Hình 5. Hoạt động tư vấn từ Luật sư

Hình 5. Hoạt động tư vấn từ Luật sư

Các hoạt động đều có thể được hướng dẫn miễn phí thông qua số hotline, e-mail hoặc trực tiếp tại văn phòng dịch vụ. Nếu bạn cần hỗ trợ sâu thêm về các thủ tục qui trình phức tạp cũng có thể nhờ đến hoạt động dịch vụ của các tổ chức trên. Vì thế, đừng ngần ngại khi có vướng mắc pháp lý về nhà ở, hãy nhanh chóng liên hệ Luật sư tư vấn để được hỗ trợ tốt nhất về luật nhà ở nhé!

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ