Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmLàm giàu không khó cùng với 6 kỹ thuật và những mô...

Làm giàu không khó cùng với 6 kỹ thuật và những mô hình nuôi gà hiệu quả

Làm giàu không khó nhưng làm giàu theo cách nào thì đó mới chính là con đường dẫn ta đến thành công.

Việt Nam chúng ta nổi bật với nền nông nghiệp phát triển rực rỡ vì thế người nông dân đã có rất nhiều cách gây dựng sự nghiệp khác và hiệu quả đem lại khá thành công. Ngoài việc trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một hình thức làm giàu đang được người dân cả nước ưa chuộng vì không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cao mà chi phí vốn bỏ ra cũng khá ít không cần vay vốn nhiều, một trong số cách thức chăn nuôi đang vô cùng phát triển chính là mô hình nuôi gà thả vườn. Thịt gà ta không chỉ ngon mà còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng nên luôn được mọi người đón nhận vì thế người chăn nuôi không lo bị ế. Để khởi nghiệp thành công bạn cần có một nền tảng vững chắc vì thế bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để đạt được năng suất cao nhất với mô hình chăn nuôi này.

6 kỹ thuật quan trọng cần biết khi nuôi gà thả vườn

1. Kỹ thuật xử lý chuồng nuôi

  • Kích thước chuẩn: chiều cao khoảng 1.5m, chiều dài khoảng 2.5m và chiều rộng chừng 2m, phải có một cửa để gà ra vào trú mưa.
  • Nền phải được xử lý kiên cố, chắc chắn để dễ dàng triển khai các biện pháp: sát trùng, vệ sinh chuồng trại. Khi thiết kế nền chuồng nên có độ hơi dốc để dễ dàng thoát nước cũng như các chất thải, tránh tình trạng ẩm ướt phát sinh bệnh tật cho gà. Nếu có điều kiện bà con có thể đầu tư láng xi-cát hoặc lát gạch để chống chuột cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10-12 con/m2, gà dò thì khoảng 5-6 con/m2.
Chuồng gà cần được xây dựng kiên cố, chắn chắn
Chuồng gà cần được xây dựng kiên cố, chắn chắn
  • Mái chuồng có thể lợp bằng tole hoặc mái lá, nên phủ qua vách chuồng để tránh bị mưa hắt vào.
  • Tường rào nên xây cách hiên chuồng từ 1-1.5m, vách tường khoảng 30-40cm.
  • Chuồng nuôi gà phải có hệ thống cống rảnh để xử lý chất thải.
  • Chuồng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi nuôi.

2. Về kỹ thuật bãi chăn thả

  • Nên chọn bãi đất trống thuộc đất cứng, cần có thêm cây xanh bóng mát xung quanh để làm bóng râm cho gà.
  • Bãi chăn thả phải có diện tích rộng để gà có thể tìm kiếm thức ăn và vận động. Diện tích vườn tối thiểu từ từ 0.5-1m2/gà, nếu đất rộng có thể thiết kế chuồng nuôi ở trung tâm và 2 bãi chăn thả ở hai bên sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Bãi chăn thả phải được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn.
  • Xung quanh bãi chăn nên được rào lại để tránh thú hoang xâm nhập vào.
Bãi chăn thả cần đảm bảo một số tiêu chí nhất định để gà được bảo vệ an toàn
Bãi chăn thả cần đảm bảo một số tiêu chí nhất định để gà được bảo vệ an toàn

3. Cách chọn gà giống

  • Khối lượng cơ thể lớn (35-36g/con)
  • Thể chất khỏe mạnh, vận động tốt, thân hình cân đối.
  • Mắt gà mở to, láu lia
  • Chân cao, siêng chạy nhảy, không mang khuyết tật
  • Đuôi và cánh gà áp sát vào thân
  • Nên chọn con có đầu to cân đối, cổ dài và chắc
  • Mỏ to, chắc chắn, siêng ăn và xới đất
Gà giống cần được chọn lựa kỹ càng để nhân giống đàn gà
Gà giống cần được chọn lựa kỹ càng để nhân giống đàn gà

4. Kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn

Gà tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài môi trường nên rất dễ mắc bệnh trong điều kiện khí hậu không tốt. Cách để khắc phục tình trạng này: chỉ nên thả gà 2 giờ/ngày trong giai đoạn đầu tuần thứ 5, sau đó tăng dần 30 phút đến 1 giờ trong khoảng 10 ngày rồi sau đó có thể thả tự do. Nên chú ý luôn theo dõi tình trạng sức khỏe để kiểm soát thể trạng của đàn gà.

5. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà

  • Chuồng trại phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Khu vực xung quanh rìa phải dọn dẹp phát quang bụi rậm, không được để chuồng bị ướt, ẩm mốc.
  • Sử dụng chất sát trùng trong khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp.
  • Máng ăn, máng uống hàng ngày phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ.
Vệ sinh chuồng gà sạch sẽ để phòng chống các mầm mống gây bệnh
Vệ sinh chuồng gà sạch sẽ để phòng chống các mầm mống gây bệnh

6. Phòng bệnh cho gà thả vườn

Gà thả vườn rất dễ mắc bệnh, sau đây là 1 số gợi ý về các loại bệnh gà hay bị nhiễm và cần phải tiêm vacxin: dịch tả, niucatxon, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), bệnh tụ huyết trùng,…

Ngoài mô hình nuôi gà ta thả vườn thì vẫn còn một số loại mô hình chăn nuôi khác cũng đạt được hiệu quả khá cao trong chăn nuôi.

( Xem thêm: kinh nghiệm chăn nuôi gia xúc gia cầm )

Mô hình nuôi gà

  • Mô hình nuôi gà ta đẻ trứng
  • Mô hình nuôi gà ta trên sân cát
  • Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học
  • Mô hình nuôi gà ta thương phẩm
  • Mô hình nuôi gà ta thả đồi

Thục Yến

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ