Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmKinh nghiệm cho nhân viên bán hàng để không bị “khách hàng”...

Kinh nghiệm cho nhân viên bán hàng để không bị “khách hàng” lừa đảo

Hiện nay, tệ nạn xã hội đang giá tăng do lượng lớn người dân di cư từ các tỉnh thành khác đổ vào các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh để sinh sống và lập nghiệp. Một trong những tệ nạn đáng quan tâm đó chính là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo thường được áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất có thể nói đến các vụ giả mạo làm “khách hàng” để lừa đảo nhân viên bán hàng.

Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn sẽ làm gì để phòng ngừa trường hợp có kẻ gian muốn lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản ở cửa hàng của bạn?

Bài viết dưới đây nêu lên một số lưu ý đáng quan tâm mà bạn phải nhớ.

1. Cẩn thận với các khách hàng “kỳ quặc”

Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải quan sát khách từ khi họ mới đẩy cửa bước vào. Điều đầu tiên phải làm là bạn nên quan sát nét mặt khách hàng và trang phục của họ. Thường những kẻ “lừa đảo” có hành vi rất lén lút, thường hay lợi dụng sơ hở của nhân viên bán hàng để thực hiện hành vi trộm cắp. Bên cạnh đó, nhóm người này thường xuyên đảo mắt đến khu vực không có camera hoặc liên tục tìm kiếm xem camera nằm ở vị trí nào nhằm mục đích né tránh việc bị ghi hình lại trong quá trình thực hiện hành vi trộm cắp. Đối với nhóm đối tượng có hành vi khả nghi này, bạn nên nhờ một nhân viên khác trông quầy và nên theo dõi sát đối tượng đó. Nếu khách hàng lạ, lần đầu đến cửa hàng nhưng đã có biểu hiện “kỳ quặc” như dạo quanh cửa hàng, sau đó không chọn được sản phẩm ưng ý mà cứ tìm cách để nhân viên phải lấy những món hàng không có sẵn trong kho hoặc hỏi quá nhiều về sản phẩm mặc dù đã được tư vấn kỹ càng thì đối tượng này vô cùng đáng ngờ.

bán hàng
Nhân viên bán hàng phải quan sát kỹ lưỡng khách hàng của mình để tránh những trường hợp không hay có thể xảy ra.

Chị My, nhân viên tại một shop thời trang ở quận 3, cũng là nạn nhân của một vụ lừa đảo bởi các “khách hàng” giả mạo cho biết: “Lần đó đứng trực ca cùng chị có 1 bạn nữa. Cửa hàng đang không có khách thì có 2 vợ chồng trung niên bước vào. Người vợ bày tỏ nhu cầu muốn mua sỉ hàng tại shop để về bán shop online trên mạng. Chồng thì cứ đứng quan sát cửa hàng. Tuy nhiên thái độ của người vợ khá kỳ lạ khi cứ ra sức nói chuyện nhằm thu hút sự chú ý của chị, không để chị trông cửa hàng hay nhìn thấy người bạn bán hàng kia. Bạn bán hàng còn lại thì phải tiếp chuyện người chồng. Anh này hỏi khá nhiều về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ và liên tục đánh lạc hướng bạn bởi nhiều câu hỏi lan man. Sau đó khoảng 10 phút, đôi vợ chồng này nhanh chóng hứa hẹn sẽ quay lại rồi đi nhanh ra xe, phóng đi mất.” Điều đáng nói là sau khi quay lại quầy bán hàng, chị My và người bạn không thể tìm thấy chiếc điện thoại của chị My đâu nữa, gọi vào máy thì máy tắt ngang. Lúc ấy 2 chị mới biết mình đã bị đôi vợ chồng kia lừa đảo rồi.

2. Tuyệt đối không làm theo “hướng dẫn” của “khách hàng”

Ngoài trường hợp của chị My còn có chị Thảo. Chị Thảo là nhân viên bán hàng lâu năm tại tiệm bách hóa G thuộc quận 8 TPHCM. Hôm đó chị bán hàng cho một phụ nữ trung niên, người này muốn mua 2 thùng nước ngọt, 1 thùng bia và một số bánh kẹo khác. Với tính cách tháo vát, chị Thảo mang hàng ra xe, ràng dây cho khách hàng sau đó mới vào thu tiền. Người này sau khi đưa chị 500.000 nghìn đồng thì đòi lấy lại để đưa nhiều tờ tiền có mệnh giá thấp hơn với lý do để chị Thảo có tiền lẻ thối khách hàng khác. Tin lời người phụ nữ này, chị Thảo cầm tiền xấp tiền lẻ, song song đó người phụ nữ này liên tục bắt chuyện và cung cấp những thông tin giả cho chị Thảo như nhà người này gần đây, biết chỗ chị Thảo bán hàng tốt sẽ ghé thường xuyên, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi để chị Thảo phân tâm. Sau đó người này nhanh chóng ra xe và bỏ đi. Một lúc sau hoàn hồn lại, chị Thảo mới đếm tiền mà người phụ nữ này trả thì thấy thiếu hẳn 200.000 nghìn đồng đồng thời mất luôn chiếc điện thoại iphone 7 mà chị để ở quầy tính tiền.

bán hàng
Nhân viên bán hàng phải hoàn tất xong thủ tục mua bán mới nên trò chuyện cùng khách hàng.

Vì mong muốn phục vụ tốt cho khách hàng, chị Thảo đã tin tưởng tiếp chuyện nhưng lại chủ quan khi không đếm lại tiền mà cứ nghe theo câu chuyện của vị “khách hàng” lừa đảo kia. Một điều lưu ý nữa là chị Thảo không nên mang hàng ra xe trước cho khách và để họ trả tiền sau bởi đối tượng lừa đảo có thể bỏ chạy khỏi cửa hàng mà không chi trả bất cứ khoản tiền nào.

Từ câu chuyện của chị Thảo, hi vọng các bạn nhân viên bán hàng không vì mục đích phục vụ khách mà quên nghĩa vụ của mình. Hãy bán hàng và nhận đủ tiền, tài sản nên để chỗ kín để không xảy ra bất kỳ vụ việc đáng tiếc nào như trên nhé.

Câu chuyện của chị My và chị Thảo là những kinh nghiệm “sống” cho bạn. Nhân viên bán hàng là một ngành nghề được tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp trong xã hội và đương nhiên trong số đó có người tốt kẻ xấu. Bạn nên chú ý làm tốt công việc của mình là bảo vệ tài sản không chỉ của cửa hàng mà còn của bản thân mình bằng cách để những đồ vật có giá trị ở chỗ kín đáo. Đề nghị khách hàng gỡ khẩu trang khi thực hiện quá trình mua hàng hoặc quan sát kỹ những đối tượng khách hàng khả nghi. Tuyệt đối không trò chuyện với khách hàng khi đang thực hiện quá trình trao đổi tiền bạc hàng hóa để tránh sự mất tập trung, dẫn đến những thiệt hại về tài sản không đáng có.

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ