Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmViệc làm phổ thôngHướng dẫn cách thức tìm việc làm phù hợp cho sinh viên...

Hướng dẫn cách thức tìm việc làm phù hợp cho sinh viên mới ra trường

Nhu cầu tìm việc làm sau khi ra trường của sinh viên khá cao, nhất là trong thời buổi hội nhập và phát triển như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Ra trường rồi đương nhiên là muốn có công việc ngay để tìm kiếm thu nhập. Tuy nhiên, muốn có một công việc phù hợp chuyên ngành với mức lương đủ trang trải cho cuộc sống có phải là điều dễ dàng không?

Câu trả lời là không. Không phải sinh viên nào cũng nhanh chóng tìm được cho mình “bến đỗ” để trở về sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn sinh viên phải chật vật làm các ngành nghề khác nhau, không liên quan đến chuyên ngành để kiếm thêm thu nhập. Một số bạn vì khác thu nhập hiện tại quá thấp nên phải một lúc làm từ hai đến ba công việc khác nhau mới đủ sống. Thêm nữa, vẫn có nhiều trường hợp các bạn không tìm được việc làm ưng ý nên quyết định ở nhà, chờ khi nào có việc phù hợp mới bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, vẫn có cách thức để các bạn không phải vất vả như những trường hợp trên, vậy đó là gì? Bạn phải nên đọc và làm theo từng bước nhé.

1. Xác định sở thích của mình:

Việc xác định sở thích này tưởng dễ nhưng hóa ra lại khó khăn với một số bạn luôn băn khoăn với câu hỏi “không biết mình thích gì?”. Việc xác định bản thân yêu thích điều gì sẽ góp phần quan trọng vào việc bạn sẽ yêu thích những công việc thuộc lĩnh vực hay thể loại nào. Do đó bạn không cần phải cố gắng tìm ra mình thích gì mà hãy tập quan sát thói quen của bản thân. Chúng ta đều có những sở thích, thói quen đặc biệt, và chính những sở thích hay thói quen này sẽ phản ánh bạn là ai và bạn có sở trường gì.

việc làm
Sở thích của bạn là gì?

Hãy lấy một ví dụ đơn giản, bạn có sở thích đọc sách, bạn thường dùng giờ rảnh rỗi của mình để đọc ngấu nghiến những quyển sách bạn mua. Định kỳ 1 tháng 2 lần bạn sẽ đi đến đường sách, nhà sách hoặc bất cứ hội chợ giảm giá sách nào để mua sách. Đây chính là sở thích và thói quen của bạn. Vậy thì giả sử như bạn là một sinh viên trường đại học Sư phạm chuyên ngành Tâm lý học thì dù cho chưa thể tìm được một việc làm cùng chuyên ngành, bạn vẫn có thể chọn công việc phù hợp với sở thích của bạn. Một số công việc có thể liên quan như làm việc với các nhà xuất bản sách, kinh doanh sách cũ, nhận sửa lỗi văn bản sách, dịch thuật sách,…

Hãy nghĩ rộng hơn về lĩnh vực và các công việc mà bạn có thể làm vì chắn chắn nếu yêu thích, bạn sẽ làm tốt công việc đó thôi.

2. Học cách viết CV và cover letter hoàn chỉnh:

Tại sao lại là học cách viết hoàn chỉnh? Các nhà tuyển dụng thường không đặt cao vấn đề CV phải thật sáng tạo, phải thật chuyên nghiệp đối với các bạn sinh viên mới ra trường bởi các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà viết một lá thư xin việc hay một bản CV sơ sài. Đối với một số bộ phận tuyển dụng việc làm của các công ty, họ sẽ xem xét có mời bạn phỏng vấn hay không dựa trên CV và cover letter của bạn có đủ hoàn chỉnh theo cách mà họ muốn hay không. Vậy một CV hoàn chỉnh phải gồm những gì? Và phải được trình bày như thế nào?

việc làm
Hãy học cách viết CV hoàn chỉnh nhé.
việc làm
Cover letter cũng khá quan trọng nên bạn cũng đừng bỏ qua nhé.

Không có một công thức chung nào cho việc viết CV, bạn có thể vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường để sáng tạo nên một chiếc CV đẹp, “ăn đứt” các ứng viên khác nhưng bắt buộc CV của bạn phải đầy đủ thông tin cần thiết về bạn. Thông tin cần thiết ở đây nghĩa là thông tin về học vấn, kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng bạn có, thông tin cá nhân,…đều phải được cung cấp đầy đủ và phải trung thực. Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng không thể kiểm tra được thực hư những điều bạn viết trên CV. Vì hãy đặt trường hợp nếu như bạn được mời phỏng vấn, tại buổi phỏng vấn khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về kinh nghiệm, học vấn hay về bất cứ thông tin nào mà bạn đã đề cập đến trong CV hoặc cover letter thì bạn sẽ làm thế nào? Chắc chắn rằng bạn sẽ không thể ghi điểm với nhà tuyển dụng nếu đã cung cấp thông tin sai sự thật. Do đó mà CV và cover letter rất quan trọng trong quá trình tìm việc của bạn. Nếu cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu CV phổ biến trên Internet, tuy nhiên chỉ nên dừng ở mức tham khảo, bạn vẫn phải tự chọn lọc và thiết kế một chiếc CV mang đậm phong cách của chính mính.

3. Học cách viết email xin việc chỉnh chu:

Hiện nay có khá nhiều công ty yêu cầu ứng viên gửi thư xin việc qua email mà không cần phải đến trực tiếp công ty để nộp hồ sơ xin việc. Vậy bạn đã biết viết email đính kèm CV hoặc cover letter xin việc như thế nào cho chỉnh chu chưa? Nếu chưa hãy bắt đầu bằng cách viết cụ thể rõ ràng tiêu dề (subject) như công ty đó hướng dẫn. Chẳng hạn, theo yêu cầu của công ty thì ứng viên nộp đơn phải ghi rõ ràng và cụ thể họ tên và vị trí ứng tuyển vào tiêu đề thì bạn bắt buộc phải làm đúng.

việc làm
Hãy học cách viết email một cách cẩn thận.

Ngoài ra khi đính kèm CV bạn nên để ở file PDF hoặc share qua google drive để công ty bạn ứng tuyển tiện theo dõi hồ sơ của bạn. Điều đặc biệt nữa là bạn không bao giờ được bỏ trống nội dung email đó, bạn phải có lời chào nhà tuyển dụng và lời ngỏ để gửi CV của bạn cho họ. Sau đó cuối thư đừng quên cảm ơn và hãy chúc họ một lời chúc tốt đẹp và phù hợp nào đó. Sẽ chỉnh chu hơn nếu phần cuối cùng của thư có chữ ký điện tử của bạn. Chữ ký này nếu email bạn chưa được cài đặt thì bạn có thể vào mở gmail, ở trên cùng bên phải, bạn nhấp vào cài đặt. Trong mục “chữ ký”, gõ văn bản chữ ký của bạn vào. Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể định dạng chữ ký của mình bằng cách thêm hình ảnh hoặc thay đổi kiểu văn bản cho phù hợp. Sau đó nhấp vào lưu thay đổi để lưu chữ ký đó lại.

4. Học cách trả lời phỏng vấn tự tin, trôi chảy:

Bước cuối cùng, khi đã được mời phỏng vấn, bạn cần phải thể hiện thật tốt để có cơ hội được thử sức với công việc bạn chọn. Nhiều gợi ý trên Internet hướng dẫn bạn phải có kiến thức, thái độ tốt, cử chỉ e dè,…khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều này thì việc thiết thực nhất bạn có thể làm đó là thể hiện thái độ tự tin, trả lời trôi chảy và hợp lý các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Một ứng viên có thái độ tự tin và trả lời lưu loát, cách ứng xử thông minh, không biểu sợ sệt sẽ khiến nhà tuyển dụng đặc biệt lưu tâm đến.

việc làm
Hãy thật tự tin và trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng một cách lưu loát.

Trên đây là một số cách thức giúp các bạn sinh viên mới ra trường có khả năng tìm việc làm phù hợp ý thích của bản thân. Không cần thiết bạn phải làm việc đúng chuyên ngành, nhưng bạn cần có sở thích hoặc đam mê với công việc bạn sẽ làm.

Chúc bạn thành công!

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ