Tuesday, March 19, 2024
spot_img
HomeĐiện tửMáy ảnhHiểu Về Máy Ảnh – Phần 2: Các Thông Số Cần Kiểm...

Hiểu Về Máy Ảnh – Phần 2: Các Thông Số Cần Kiểm Soát Của Máy Ảnh

Máy ảnh luôn có rất nhiều thông số giúp kiểm soát chất lượng ảnh. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn làm chủ các thông số và tối đa hóa chất lượng ảnh.

>>> Hiểu Về Máy Ảnh – Phần 1: Dòng Máy Ảnh Nào Phù Hợp Nhất Cho Bạn?

Các thông số thường được máy ảnh định dạng tự động khi chụp ảnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thông số tự động cũng thật sự giúp bạn có được chất lượng mong muốn. Có rất nhiều sự khác biệt giữa chụp ảnh chân dung, phong cảnh, chuyển động và tĩnh vật. Điều chỉnh thông số phù hợp với mục đích chụp chính là điểm khác biệt giữa người chuyên nghiệp và người mới tập. Dưới đây là những thông số quan trọng mà bạn cần phải kiểm soát để có tối ưu hóa chất lượng ảnh của mình.

Định Dạng Chất Lượng Ảnh

Khi chụp ảnh, bạn có 2 định dạng cho file ảnh mà mình chụp được. Đó chính là RAW và JPEG. Định dạng RAW đúng như tên của nó, chất lượng ảnh lưu vào thẻ nhớ sẽ là ảnh thô sơ, chưa qua xử lý mà bạn đã chụp được. Với ảnh định dạng RAW, người chụp có thể tự mình chỉnh sửa các yếu phù hợp. Tuy nhiên, file ảnh định dạng RAW thường khá lớn, thời gian ghi ảnh vào thẻ nhớ cũng khá lâu.

Có 2 định dạng ảnh mà bạn có thể sử dụng
Định dạng JPEG được hầu hết các người dùng sử dụng

Định dạng JPEG được nhiều người sử dụng hơn. Ảnh JPEG đã được qua chỉnh sửa. Các yếu tố như ánh sáng, màu sắc, tương phản đã được xử lý để có được ảnh phù hợp. Dung lượng ảnh JPEG nhẹ hơn rất nhiều và bạn có thể lưu nhanh rất nhiều ảnh định dạng này. Tuy nhiên, người dùng khó có thể can thiệp hậu kỳ nhiều với ảnh JPEG.

>>> Tạo ra những bức ảnh chân thực sống động với Nikon d750

Khẩu Độ

Khẩu độ chính là độ mở của ống kính cho phép ánh sáng đi qua. Trước mặt ống kính thường có nhiều miếng kim loại xếp lại với nhau và tạo khe hở cho ảnh sáng. Các khẩu độ phổ biến chính là f/1, f/1.4, f/2, f/4,…Con số đi sau ký tự “f” càng lớn thì độ mở ống kính nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít.

Có rất nhiều khẩu độ phù hợp với nhiều mục đích khác nhau
Khẩu độ chính là độ mở ống kính để tiếp nhận ánh sáng

Ngoài thay đổi độ phơi sáng của bức ảnh, điều chính khẩu độ còn cho phép người chụp xóa phông nền. Với độ mở ống kính lớn như f/1, f/1.4, phông nền sẽ bị nhòe và mờ hơn. Còn với độ mở ống kính nhỏ như f/22, cả ảnh chính và phông nền đều rõ rất rõ nét. Những người chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ điều chỉnh khẩu độ để yếu tố chính trong bức ảnh trở nên nổi bật nhất.

Xóa phông nền bằng khẩu độ nhỏ được nhiều người dùng sử dụng
Bạn có thể xóa phông nền bức ảnh với thông số khẩu độ khác nhau

Tốc Độ Màn Trập

Tốc độ màn trập là thông số quyết định lớn đến chất lượng ảnh. Tốc độ màn trập là thời gian màn trập (màn kim loại nằm giữa ống kính và cảm biến) mở ra để đón nhận ánh sáng. Tốc độ màn trập được tính bằng một phần giây. Tốc độ màn trập thông dụng là 1/1000s, 1/250s, 1/30s,…Nếu muốn bắt đứng các hình ảnh chuyển động, bạn nên chọn tốc độ màn trập nhỏ như 1/1000s. Ở tốc độ màn trập lớn, hình ảnh chuyển động sẽ bị nhòe.

Thay đổi tốc độ màn trập giúp thu nhận ánh sáng theo nhiều mục đích chụp
Bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập nhỏ để bắt đứng ảnh chuyển động

Tùy vào mục đích chụp ảnh mà người dùng cần phải điều chỉnh tốc độ màn trập phù hợp. Điều chỉnh tốc độ màn trập không chính xác sẽ khiến bức ảnh thiếu sáng, chói sáng và mất nét. Bạn nên thử chụp ảnh ở nhiều tốc độ màn trập khác nhau để thử nghiệm và hiểu rõ hơn.

>>> Danh sách top 7 máy ảnh ống kính rời giá rẻ đáng mua

Thiết Lập Thông Số ISO

ISO chính là độ nhạy ánh sáng của cảm biến máy ảnh. Thông thường mức ISO của máy ảnh là 100, 200, 400, 800, 1600,…Nhiều máy ảnh chất lượng cao có mức ISO cực lớn lên đến hàng chục ngàn. Qua đó, bạn có thể chụp ảnh trong điều kiện cực kỳ thiếu sáng.

Ở điều kiện ngoài trời, nhiều ánh sáng, mức ISO 100 là đủ để giúp bức ảnh của bạn đủ sáng. Trong điều kiện thiếu sáng, bạn nên chọn mức ISO cao để bức ảnh cân bằng ánh sáng. Tuy nhiên, khi tăng mức ISO lên càng cao, ảnh càng kém rõ nét và có hiện tượng nhiễu hạt. Thiết lập đúng chỉ số ISO giúp bạn có được bức ảnh hoàn hảo trong tất cả mọi môi trường. Nhờ vậy, bạn có thể linh hoạt và luôn sẵn sàng bắt được những khoảnh khắc đáng giá nhất.

Lựa chọn mức ISO phù hợp giúp bạn có thể dễ dàng điều chỉnh ánh sáng cho bức ảnh
Lựa chọn mức ISO cao giúp ảnh có nhiều ánh sáng hơn nhưng dễ bị nhiễu hạt

Cân Bằng Trắng

Bạn thường chụp ảnh trong nhiều điều kiện khác nhau với nhiều nguồn sáng. Khi chụp ảnh trong phòng, nguồn ánh sáng từ bóng đèn huỳnh quang sẽ khiến bức ảnh bị ám xanh. Nguồn sáng từ bóng đèn tròn thường có màu đỏ, cam. Chụp ảnh trong điều kiện trời âm u, có mây nhiều cũng ảnh hưởng đến màu sắc bức ảnh.

Bạn có thể chụp ảnh ở nhiều điều kiện khác nhau và điều chỉnh cân bằng trắng để bức ảnh có màu sắc trung thực
Điều chỉnh cân bằng trắng giúp bức ảnh có màu sắc chân thực và sống động nhất

Điều chỉnh cân bằng trắng giúp bức ảnh có được màu sắc trung thực nhất. Ngoài ra, cân bằng trắng còn giúp giảm tác động của các yếu tố bên ngoài vào bức ảnh. Có các chế độ cân bằng trắng chính như: đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, ngoài trời, đèn flash, trời nhiều mây và bóng râm.

Điều Chỉnh Các Thông Số Hiệu Quả Nhất

Ba thông số mà bạn cần quan tâm khi chụp ảnh chính là khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO. Bạn có thể tạo ra bức ảnh với độ phơi sáng tương tự nhau khi điều chỉnh 3 thông số này. Bạn có thể mở khẩu độ lớn và điều chỉnh tốc độ màn trập nhanh hoặc giảm khẩu độ, tăng tốc độ màn trập và thiết lập chỉ số ISO cao.

Chỉ cần thay đổi một thông số để có được bức ảnh có độ phơi sáng tốt
Bạn có thể thay đổi các thông số để tạo ra các hiệu ứng mới cho bức ảnh

Trong khi chụp thực tế, bạn không cần phải thay đổi cả 3 chỉ số này nhiều lần. Khi chụp ở môi trường ngoài trời nắng, bạn có thể giữ tốc độ màn trập nhanh và chỉ cần mở rộng khẩu độ. Trong môi trường thiếu sáng, tăng chỉ số ISO cũng đủ để làm bức ảnh đủ sáng và sống động hơn. Các thông số này còn bị ảnh hưởng bởi chất lượng máy ảnh. Nếu chất lượng máy ảnh của bạn thấp và không có hỗ trợ nhiều thì bạn cần phải tốn nhiều thời gian căn chỉnh và thử nghiệm. Bài viết tiếp theo trong series lần này sẽ giúp bạn tìm ra được các máy ảnh DSLR chất lượng cao mà vẫn tiết kiệm.

>>> Top 4 máy ảnh Nikon dòng DSLR đáng chú ý 2018

Phong Trần

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ