Friday, March 29, 2024
spot_img
HomeNhà đấtĐộ dốc mái ngói tối thiểu bao nhiêu? Cách tính độ dốc?

Độ dốc mái ngói tối thiểu bao nhiêu? Cách tính độ dốc?

Độ dốc mái ngói là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi lợp nhà bằng ngói. Đây là một bước hết sức quan trọng, khi thi công cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ số cần phải chính xác. Vậy bạn đã biết độ dốc mái ngói tối thiểu bao nhiêu là hợp lý? Hay cách tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn như thế nào chưa? Cùng Muaban.net tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Thế nào là mái dốc, mái taluy?

Mái dốc

Mái dốc là loại mái có độ dốc nhỏ dưới 8%. Độ thoát nước của mái phụ thuộc và độ dốc của mái. Nếu mái có độ dốc càng lớn thì độ thoát nước càng nhanh. Độ dốc của mái phụ thuộc vào từng vật liệu làm lên nó. Tuy nhiên, nếu độ dốc càng lớn thì sẽ hao phí càng nhiều vật liệu.

Nhà mái bằng vẫn có tiêu chuẩn về độ dốc mái. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình nhà mái bằng chỉ sử dụng ở độ dốc 2% mà thôi.

Mái taluy

Mái taluy là một loại mái được rất ít người biết đến, nó chủ yếu sử dụng trong các công trình giao thông. Độ dốc của mái này được tính bằng chiều dài chia cho chiều cao công trình.

Tầm quan trọng của độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Thông số kỹ thuật cơ bản

Độ dốc i và độ dốc m là hai thông số kỹ thuật quan trọng.

Công thức tính độ dốc anpha: m= H/L=tan()

Trong đó:

  • Anpha là kí hiệu chỉ độ dốc.
  • H là chiều cao mái.
  • L là chiều dài mái.

Độ dốc thẩm mỹ của mái nhà (độ dốc đẹp) phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ “vàng”. Tỷ lệ vàng là tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của 1 tam giác. Từ định nghĩa, ta có thể suy ra, góc anpha thẩm mỹ của mái khoảng 30 – 35 độ.

Với “tỷ lệ độ dốc vàng” này, mái dốc vừa phải, không quá cao. Nếu mái nhà không đạt tỷ lệ vàng thì chủ nhà sẽ tốn khá nhiều chi phí bởi diện tích mái nhiều hơn. Không những vậy, khi mái nhà quá dốc cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng, ngôi nhà sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng thoát nước của mái.

độ dốc mái ngói 06
Công thức tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Thông số kỹ thuật của một số loại mái

Đối với mái bằng

Mái bằng cần phải có độ dốc nhỏ hơn 8%. Trong quá trình thực tế, mô hình mái bằng sẽ sử dụng độ dốc thông thường rơi vào 2%.

Đối với mái ngói

Dạng ngói âm dương là loại ngói cao cấp như Ngói Thái, Nhật, … độ dốc của mái thường xấp xỉ rơi vào khoảng  25° (40%).

Các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc:  mái sẽ có độ dốc rơi vào khoảng 35-60°.

độ dốc mái ngói 05
Tùy vào từng loại ngói sẽ có độ dốc khác nhau khi thi công

Đối với mái ngói xi măng

Độ dốc của mái xấp xỉ khoảng 45% – 75%.

Đối với mái đổ bê tông sau đó dán ngói trang trí bên trên, độ dốc mái sẽ lớn hơn khoảng 30-45°. Tuy nhiên không nhỏ quá 20° và lớn hơn 90°.

Đối với mái kính

Loại mái kính sẽ có độ dốc tối thiểu là 14-15° và độc dốc tối đa rơi vào tầm 60°.

Đối với mái tôn

Độ dốc rơi vào khoảng 18-35° (30-75%).

Với trường hợp tôn phẳng thì có độ dốc 12- 18° (20-30%).

Vì sao cần đảm bảo thông số kỹ thuật của độ dốc mái ngói?

  • Tính thẩm mĩ: Ngôi nhà của bạn sẽ trở lên đẹp hơn nhờ phần mái có tỉ lệ hợp lý (tỷ lệ vàng).
  • Tính an toàn:  Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái mỗi khi trời mưa. Mái nhà có độ dốc hợp lý, vừa phải sẽ hạn chế được tình trạng thấm dột do nước bị tù đọng trên mái, ngấm ngược vào nhà.
  • Tuổi thọ sử dụng của mái sẽ được tăng lên.
độ dốc mái ngói 04
Khi thi công cần phải đảm bảo độ dốc theo quy định

Cách tính độ dốc mái ngói trong xây dựng

Độ dốc i

Công thức tính độ dốc i:

i% =H/L x 100% = arctan()

Độ dốc m

Ngoài độ dốc i, chúng ta cần xét đến độ dốc m là độ dốc mái ngói.

Theo lí thuyết công thức m = tan(). Tuy nhiên, độ dốc m thường được các bác thợ nề tính theo phương pháp truyền thống là: m = h/2l.

Với từng loại mái ngói khác nhau, thì sẽ có những tiêu chuẩn về độ dốc khác nhau. Dưới đây là thông số về độ dốc hợp lý của các loại mái:

Đối với các loại ngói âm dương, độ dốc sẽ rơi vào khoảng là 40% tức là góc 25 độ.

Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi… sẽ có độ dốc hợp lí từ  từ 35 độ đến 60 độ.

Trên thực tế thì độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói.

Khoảng cách xà gồ/lito lợp ngói

Xà gồ

Xà gồ là gì?

Xà gồ được định nghĩa là một cấu trúc ngang trong một mái nhà. Xà gồ có tác dụng chống đỡ trọng tải của tầng mái, và được kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng hỗ trợ.

Chính tải trọng của mái phụ và độ dài của ngói lợp chính là yếu tố quyết định khoảng cách của xà gồ được ứng dụng trên mái lợp ngói.

Khoảng cách xà gồ lợp ngói như thế nào là đạt chuẩn?

Tùy các loại khung kèo khác nhau thì sẽ có các khoảng cách tương ứng:

– Đối với hệ khung kèo 2 lớp (loại này được áp dụng cho mái đóng trần hoặc sàn bê tông):

Kết cấu mái bao gồm các vì kèo chữ A và lito lợp ngói. Khoảng cách hợp lí giữa các vì kèo là 1100 – 1200 mm.

– Đối với hệ khung kèo 3 lớp (nhằm mục đích tận dụng không gian bên dưới):

Kết cấu mái cần có: xà gồ, cầu phong, lito: Khoảng cách xà gồ là 800 – 900mm đây là một khoảng cách tối ưu nhất, còn khoảng cách cầu phong sẽ rơi vào khoảng 1200 mm.

độ dốc mái ngói 02
Khoảng cách giữa xà gồ và ngói phải đảm bảo tỉ lệ

Lito

Lito là gì?

Trước kia, định nghĩa lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó có tác dụng dùng để lợp nhà. Hiện nay, khi xã hội phát triển hơn, con người đã  thay thế tre nứa bằng việc sử dụng hồ, vữa hay gạch thẻ để tạo nên các đường thẳng trên mái bê tông làm mè và lợp ngói.

Ở thập niên 90 người ta đã làm ra các thanh sắt vuông 15, vuông 20 để làm lito. Tuy nhiên, đặc điểm của sắt thường bị axit làm cho han gỉ nên phải dùng sơn để bảo dưỡng.

Khoảng cách lito lợp ngói

Trong quá trình lợp mái nhà, khoảng cách lito lợp ngói cực kì quan trọng bởi vì lito sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng chống dột của ngôi nhà. Cho nên, khi thi công, phải tuân thủ chặt chẽ những quy định cụ thể về khoảng cách lito.

Khoảng cách lito sẽ khác nhau theo từng loại ngói. Cách đo khoảng cách lito rất đơn giản, chỉ cần đo khoảng cách từ tâm của lito này đến tâm của cây lito bên kia. Khoảng cách của đầu bên này và đầu bên kia phải bằng nhau để đảm bảo ngói lợp xong sẽ đẹp và có tính thẩm mỹ hơn.

Với những dòng ngói đất nung truyền thống như ngói Đồng Nai, ngói Hạ Long loại 22 viên/m2 thì khoảng cách lito lợp ngói là 270mm.

Với những loại ngói Nhật Nakamura HP, dòng ngói sơn phủ thế hệ mới Mamo Silicon 3D+ thì:

  • Ngói sóng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 330 – 350mm là tối ưu cho mái nhà.
  • Ngói phẳng: khoảng cách lito lợp ngói là 250mm.

Với những loại ngói Thái Lan, sử dụng công nghệ WET on WET đảm bảo khả năng bám chắc của lớp áo màu:

  • Đối với ngói Đồng Tâm thì khoảng cách lito lợp ngói từ 280 – 300mm.
  • Đối với ngói Tráng men Ý Mỹ khoảng cách lito lợp ngói từ 345-350mm.

Ngói lợp nhà loại nào tốt?

Ngói đất nung

Ngói lợp nhà đất nung là loại ngói truyền thống được làm từ đất sét. Sản phẩm là những tấm gạch nhỏ sau khi trải qua nhiều công đoạn thiết kế, sản xuất khác nhau. Ngói đất nung được sử dụng khá là phổ biến đặc biệt trong các công trình mang đậm tính chất lịch sử hay những kiến trúc cổ xưa.

Giai đoạn tạo ra ngói đất nung

 

  • Bước 1: Trộn đất sét và tạo hình cho những mẫu gạch. Các mẫu gạch sẽ được phân loại thành những tên khác nhau phụ thuộc vào hình dạng và vị trí sử dụng sản phẩm cuối cùng.
  • Bước 2: Các mẫu gạch sẽ được đem đi nung dưới nhiệt độ từ 1000 – 1500 độ C. Các sản phẩm mới ra lò sẽ được gọi là ngói mộc, loại ngói này sau khi nung sẽ có hình dạng vô cùng rắn chắc, có độ hút ẩm khá cao.
  • Bước 3: Ngói mộc sẽ được đem đi sấy khô sau đó đem vào sử dụng.

Mẫu gạch ngói này được phân ra làm hai loại: Ngói đất nung tráng men và ngói đất nung không tráng men.

Ngói đất nung tráng men

Sau khi được tạo hình và đem đi nung ở nhiệt độ cao. Các loại ngói đất nung sẽ được tráng, phủ một lớp men gốm thông thường người ta gọi đó là ngói đất nung tráng men.

Ngói tráng men được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào hình dạng và kích thước:

  • Ngói lưu ly: Các loại ngói âm dương, trích thủy, ống, câu đầu nếu được tráng men thanh lưu ly hay bích lưu ly đều được gọi là ngói lưu ly.
  • Ngói vỏ quế: Loại ngói này nhỏ và được tráng một lớp men gốm mỏng, không có chuôi dài như ngói lưu ly.

Ngói tráng men thuộc dòng ngói nung nên độ bền có độ bền khá cao, chỉ số tải trọng uốn gãy khá lớn. Tuổi thọ trung bình của các loại mái ngói tráng men thường trên 30 năm.

Ngói composite

Ngói composite là loại ngói được thiết kế, sản xuất với thành phần nguyên liệu chính là Composite nền xi măng. Dòng nói này có hệ số giãn nở vì nhiệt tốt phù hợp với vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Được sử dụng chủ yếu để lợp trên các căn biệt thự, nhà vườn, nhà hàng,…

Thông số thiết kế:

  • Kích thước 424mm х 303mm.
  • Độ bền uốn > 1500N.
  • Trọng lượng trung bình 3.2 kg/unit, trong lương 29 kg/m2.

Ngói composite được thiết kế từ composite nền xi măng gia cường bằng sợi kuralon nên nhẹ.Ngói có trọng lượng chỉ bằng 60% trọng lượng của các loại ngói thông thường khác. Đặc biệt, khả năng chống va đập cao hơn các sản phẩm cùng loại tới 16 lần. Vì thế, đây là loại ngói được khách hàng sử dụng khá nhiều vì cảm giác thoải mái, không lo lắng  sự nứt vỡ, hư hại khi có sự thay đổi nhiệt.

Ngói trang trí

Ngói trang trí được sản xuất với kích thước nhỏ, được tráng men hay không tráng men. Có tác dụng dùng để trang trí hay dán trên các mái đã được đúc sẵn chứ không được dùng để lợp mái nhà như các loại mái thông dụng khác.

Ngói Ardoise

Ngói Ardoise hay còn được gọi với một cái tên phổ biến khác là ngói Ác – đoa có nguồn gốc từ Pháp. Được khai thác từ đá trầm tích nên các loại gạch này thường có màu đen như than đá. Chúng được thiết kế với hình dạng vảy cá hoặc hình chữ nhật được vẽ lên các chi tiết nhỏ, mang đậm nét đặc trưng của nước Pháp.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về độ dốc mái ngói cũng như cách tính đơn giản dành cho những ai muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Hy vọng, những kiến thức lợi ích trên đã góp phần giải đáp được những thắc mắc của bạn và giúp bạn tìm hiểu thêm được những kinh nghiệm trong việc tính toán độ dốc mái và lựa chọn mái nhà sao cho phù hợp nhất!

Đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác nhé!

Phương Dung – Content Writer

Xem thêm

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ