Friday, April 26, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmMẹo vặtCúng rằm tháng giêng và 3 điều nhất định bạn phải biết!

Cúng rằm tháng giêng và 3 điều nhất định bạn phải biết!

Cúng rằm tháng giêng là công việc mà hầu như gia đình nào cũng làm.

Tuy nhiên, ý nghĩa của cúng rằm dịp này là gì? Bài cúng rằm tháng giêng cụ thể ra sao? Nên chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng thế nào?

Hãy tham khảo những vấn đề đó với các chia sẻ dưới đây

Cúng rằm tháng giêng và ý nghĩa của nó

Mọi người thường chỉ biết đến ngày rằm tháng giêng. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

1. Rằm tháng giêng có nguồn gốc từ đâu?

Rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày rằm này được tính từ đêm 14 tháng giêng âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây được xem là ngày cúng rằm đầu tiên của năm mới.

Hiện nay, có nhiều giải thích khác nhau về rằm tháng giêng. Như nhiều nơi cho rằng, rằm tháng giêng được bắt nguồn từ việc đồng áng. Có nơi lại cho rằng, đây là ngày để các Phật tử đọc kinh tưởng nhớ Đức Phật….

 

Cúng rằm tháng giêng
Ngày rằm này được tính từ đêm 14 tháng giêng âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch.

 

Theo quan niệm của nhiều nơi, thì ngày Tết thường được kéo dài đến hết rằm tháng giêng. Đây là khoảng thời gian, mọi người được nghỉ ngơi và đi chơi du xuân. Rằm tháng giêng cũng được xem như là cái mốc để đánh dấu kết thúc cho một “tháng ăn chơi”.

2. Cúng rằm tháng giêng có ý nghĩa như thế nào?

Đối với phong tục của người Việt Nam, rằm tháng giêng là một ngày rằm lớn và không thể bỏ qua. Ông bà xưa còn có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” để nói đến tầm quan trọng của nó. Rằm tháng giêng trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam.

 

Cúng rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam.

 

Rằm tháng giêng là để mọi người bày tỏ lòng thành, lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Bên cạnh đó, ngày rằm này còn được mọi người làm với mong muốn cầu sự an lành và may mắn trong năm mới. Họ thường đi viếng chùa, lễ Phật tỏ lòng thành kính đến Đức Phật, cầu mong sự bình an.

 Cúng rằm tháng giêng và 3 điều bạn nên biết!

Để cúng rằm được suôn sẻ và thành công, bạn nên tham khảo ngay 3 điều này.

1. Cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị mâm lễ như thế nào?

Thực ra mâm cỗ cúng rằm thì tùy vào mỗi vùng miền khác nhau và tùy các gia đình khác nhau. Chủ yếu là gia chủ bày tỏ được lòng thành kính và biết ơn của mình với ông bà tổ tiên. Vậy, rằm tháng giêng cúng gì?

Chuẩn bị mâm lễ cúng Phật

Ở bàn cúng lễ Phật thì cần chuẩn bị mâm lễ chay. Mâm lễ này thường gồm có hoa, quả tươi, hương (nhang), xôi, đèn hoặc nến… Nếu gia chủ là theo đạo Phật hoặc là Phật tử thì nên tụng kinh để cầu bình an, xua tan rủi ro.

 

Cúng rằm tháng giêng
Mâm lễ cúng Phật này thường gồm có hoa, quả tươi, hương (nhang), xôi, đèn hoặc nến…

 

Mâm cơm cúng rằm tháng giêng ở bàn thờ tổ tiên

Với mâm cúng này thì thường là lễ mặn hoặc là lễ chay, tùy gia đình. Trong mâm cỗ này, món không thể thiếu được là món chè trôi nước. Bởi món ăn này có ý nghĩa là mong muốn cho mọi việc trong năm mới đều được suôn sẻ, trôi chảy.

 

Cúng rằm tháng giêng
Món ăn này có ý nghĩa là mong muốn cho mọi việc trong năm mới đều được suôn sẻ, trôi chảy.

 

Đặc biệt, trong mâm cúng mặn thì thường có thêm bát nước chấm kèm thêm 4 bát và 6 đĩa. Cụ thể

  • 4 bát thường bao gồm có mọc, miến, canh măng, canh bóng
  • 6 dĩa thường có thịt gà/thịt heo luộc, giò, nem, dưa món, xôi/bánh chưng, món xào…

 

Đặc biệt, trong mâm cúng mặn thì thường có thêm bát nước chấm kèm thêm 4 bát và 6 đĩa.
Đặc biệt, trong mâm cúng mặn thì thường có thêm bát nước chấm kèm thêm 4 bát và 6 đĩa.

 

Kèm theo đó sẽ có các đồ lễ khác như trầu cau, thuốc lá, rượu, hoa quả tươi… Còn ở mâm cỗ chay thì thường chú trọng đến các màu sắc ngũ hành. Hiện nay, mâm cỗ cúng thường có nhiều biến tấu khác nhau, tùy vào mỗi gia đình.

2. Cúng rằm tháng giêng vào thời gian nào?

Ngày rằm thường được tính là từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng giêng âm lịch. Thời điểm thắp nhang (hương) và đọc văn cúng thường là buổi trưa. Đa phần các gia đình thường chọn cúng vào khoảng 10 giờ trưa trở đi.

 

Ngày rằm thường được tính là từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng giêng âm lịch.
Ngày rằm thường được tính là từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng giêng âm lịch.

 

Cúng rằm tháng giêng và một số giờ đẹp để làm lễ

  • Ngày 14 tháng chạp âm lịch, bạn có thể cúng vào lúc 3h – 5h, 7h – 9h, 9h – 11h, 15h – 17h, 17h – 19h, 21h – 23h
  • Ngày 15 tháng chạp âm lịch, bạn cúng vào lúc 1h – 3h, 7h – 9h, 11h – 13h, 13h – 15h, 19h – 21h, 21h – 23h

 

Cúng rằm tháng giêng
Thời điểm thắp nhang (hương) và đọc văn cúng thường là buổi trưa.

 

Trên là những khung giờ được đánh giá là giờ Hoàng đạo để cúng rằm tháng giêng. Và bạn có thể cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15 đều được. Tuy nhiên, lễ cúng nên thực hiện vào ban ngày là tốt nhất, không nên làm lễ quá muộn.

3. Ai sẽ là người đứng ra cúng rằm?

Nếu ai chưa biết đến cách cúng rằm tháng giêng như thế nào? Thì hãy thử tham khảo một số các hướng dẫn về bài cúng rằm tháng giêng tại nhà. Và, trong quá trình làm lễ thì ai thường là người đứng ra cúng?

Cúng rằm tháng giêng thường do ai phụ trách?

Người đứng ra làm lễ cúng thường là người lớn tuổi nhất trong gia đình. Hoặc đó thường là trưởng nam trong nhà, trưởng tộc trong dòng họ… Bên cạnh đó, trưởng nữ hoặc những người có uy tín cũng có thể đứng ra làm lễ.

 

Cúng rằm tháng giêng
Người đứng ra làm lễ cúng thường là người lớn tuổi hoặc người uy tín trong gia đình.

 

Cúng rằm tháng giêng cần phải lịch sự, chỉnh chu

Người làm lễ cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Như thế mới thể hiện được sự thành tâm và trân trọng buổi lễ. Trong quá trình làm lễ, xung quanh không được có tiếng đùa giỡn, cãi nhau…

Cúng rằm tháng giêng và một số cần làm hoặc cần tránh bạn nên biết

Trong ngày rằm, bạn nên lưu ý những điều nên tránh hoặc một số vấn đề cần phải làm sau

Một số vấn đề cần nhớ trong quá trình làm lễ cúng rằm

  • Bạn nên dọn dẹp và làm sạch bàn thờ trước khi bày lễ cúng
  • Thắp nhang (hương) theo số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 que. Vì người xưa quan niệm, số lẻ tượng trưng cho phần âm
  • Khi khấn thì bạn cần phải đọc bài khấn cúng thổ công cùng các vị thần linh trước khi khấn gia tiên.
  • Khi thắp nhang (hương) thì bạn cần phải ăn mặc nghiêm túc. Không được ăn mặc luộm thuộm, không được mặc áo dây, quần đùi…
  • Khi khấn thì bài khấn cần phải liền mạch, thể hiện được sự thành tâm của người khấn

 

Cúng rằm tháng giêng
Không được ăn mặc luộm thuộm, không được mặc áo dây, quần đùi… khi làm lễ.

 

Bạn cần tránh hoặc kiêng một số vấn đề sau trong ngày rằm

  • Cần kiêng, tránh làm bể, đổ, hỏng đồ hoặc mất mát tài sản đầu năm
  • Kiêng để thùng gạo trong nhà trống rỗng, vì nó là điều không may trong năm mới. Bên cạnh đó, tránh mặc đồ rách để tránh vận xui rủi ro đeo bám
  • Trong ngày rằm, kiêng quan hệ nam nữ vì có thể sẽ gặp vận hạn, xui xẻo
  • Không chơi trốn tìm, đi đêm, hoặc kiêng soi gương chải tóc vào ban đêm. Vì ngày rằm âm khí rất mạnh, dễ bị quấy phá
  • Trong ngày rằm kiêng mặc đồ đen hoặc đồ trắng. Vì đây được xem là màu tang tóc
  • Không được hoặc tránh sát sinh dễ bị gặp tai nạn, giảm tài vận, may mắn
  • Không ăn thịt chó mèo vào ngày rằm vì thường bị cho là xui xẻo…

 

Bạn cần lưu ý một số vấn đề cần kiêng/tránh làm trong ngày rằm để may mắn hơn.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề cần kiêng/tránh làm trong ngày rằm để may mắn hơn.

 

Người xưa có câu, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, trong ngày rằm, bạn nên nhớ những vấn đề trên để tránh xui xẻo và nên làm những điều giúp gia tăng may mắn.

>>> Bạn nên đọc: Cúng thần Tài ngày rằm hãy nhớ 5 vấn đề cơ bản này! 

Những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được cách cúng rằm tháng giêng như thế nào cho phù hợp. Đồng thời, bạn cũng sẽ tránh được những điều cần kiêng trong quá trình làm lễ.

Hy vọng, bạn sẽ có một lễ cúng rằm tháng giêng đạt được nhiều may mắn, bình an!

–  Vân Anh (Content Writer)

Rằm tháng giêng có nguồn gốc từ đâu?

Rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày rằm này được tính từ đêm 14 âm lịch đến ngày 15 âm lịch.

Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 4 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ