Friday, March 29, 2024
spot_img
HomeNhà đấtCúng ngày giao thừa trong nhà năm 2021 Tân Sửu

Cúng ngày giao thừa trong nhà năm 2021 Tân Sửu

Ngày giao thừa luôn là ngày vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình Việt Nam. Vậy nên mỗi thời khắc trong dịp này đều mang rất nhiều ý nghĩa. Và trong số đó không thể thiếu được việc cúng giao thừa. Dưới đây Blog.Muaban.net sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại nghi lễ này.

Cúng ngày giao thừa năm 2021 là gì?

Cúng giao thừa là hay cúng tất niên là lễ cúng vào ngày cuối cùng của năm. Nghi lễ này được thực hiện để cầu cho năm mới nhiều may mắn và tài lộc. Hiện nay ngoài đêm 30 tết thì nhiều địa phương sẽ cúng tất niên vào các thời điểm khác nhau.

Nghi thức của lễ cúng ngày giao thừa bao gồm: sắm lễ, bày lễ, đọc văn khấn tất niên và cả nhà cùng nhau quây quần ăn bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm.

ngày giao thừa

Ngày giao thừa 2021 ngày nào?

Giao thừa Dương lịch năm 2021 sẽ rơi vào thứ 6, 31 tháng 12 năm 2020. Trong nghi đó Giao thừa Âm lịch Tết nguyên đán năm 2021 rơi vào ngày Thứ Năm, 11 tháng 2 năm 2021 dương lịch.

Ứng với đó sẽ có 6 giờ hoàng đạo đẹp là Tý (23h-01h), Dần (03h-05h), Mão (05h-07h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h) vào ngày mùng 1 tết.

Cúng giao thừa tổ chức như thế nào?

Cúng giao thừa thường sẽ phải cúng 2 mâm, 1 ở trong nhà và 2 ở ngoài trời. Lễ cúng ngoài trời sẽ làm trước được gọi là “nghênh tân, tiễn cựu”. Điều này mang ý nghĩa là tiễn quan hành khiển cũ đi và đón quan hành khiển mới về.

Nếu bạn chưa biết thì người xưa cho rằng luôn có một vị quan lo quản lý nơi đó mỗi vùng  được gọi là hành khiển. Và mỗi năm sẽ có một vị tới thay vào đúng đêm giao thừa. Từ đó mà có tục lệ cúng “nghênh tân, tiễn cựu”. 

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. “Một chi tiết đặc biệt lưu ý, đây là điều nhiều người vẫn còn mắc phải đó là riêng đối với năm Dậu (năm con gà) mọi người không dùng gà để làm lễ, thay vào đó có thể là một khổ thịt”, chuyên gia phong thủy Hùng nói.

ngày giao thừa

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Mâm cúng ngoài trời

Mâm cúng ngoài trời bao gồm xôi gà, hoa quả. Hương có thể cắm trực tiếp lên đồ lễ cúng thay vì bát hương. Nhưng nếu bạn muốn đảm bảo vệ sinh ăn uống thì cắm ở bát hương vẫn không sao.

Mâm cúng trong nhà

Vậy, mâm cúng giao thừa trong nhà gồm:

  • Mâm ngũ quả, hương (nhang), hoa tươi, đèn dầu hoặc nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, trầu cau
  • Mâm cỗ truyền tùy theo mỗi gia đình nhưng không thể thiếu cơm và bánh chưng hoặc bánh tét
  • Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên cuối cùng gian chủ đốt đèn thắp hương và thành kính đọc văn khấn

m cúng giao thừa trong bếp

Một mâm cúng nữa ít người biết đó là mâm cúng dưới bếp để thần bếp phù hộ. Cầu cả năm ăn uống no đủ.

Mâm cỗ này gồm các loại trái cây như: Na (mãng cầu), táo, đu đủ chín, thanh long, sung, mướp đắng (hoặc 5 quả ớt), gạo, muối. Sau khi cúng xong gạo muối và ớt sẽ được ném ra ngoài đường nhằm xua đuổi vận đen.

Bởi cầu no đủ mà các nhà thường chuẩn bị mâm cao cỗ đầy. Tuy nhiên không được quên lòng thành tâm gửi đến các bậc thần phật và tổ tiên.

ngày giao thừa

5. Văn khấn  ngày Giao thừa trong nhà

5.1 Văn khấn ngày Giao thừa trong nhà mẫu 1

Văn khấn Giao thừa trong nhà mẫu 1

5.2 Văn cúng ngày Giao thừa trong nhà mẫu 2

Văn khấn Giao thừa trong nhà mẫu 2

5.3 Bài cúng ngày Giao thừa trong nhà năm Tân Sửu 2021 mẫu 3

Văn khấn Giao thừa trong nhà mẫu 3

Lưu ý đặc biệt khi làm cúng giao thừa

Cúng giao thừa là một dịp quan trọng vậy nên cần phải lưu ý những điều sau:

Chuẩn bị mâm cúng đầy đặn

Mâm cúng là thứ rất quan trọng và thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các bậc bề trên. Vậy nên mâm cúng không được qua loa và quá trống. Nếu gia đình bạn không đủ tiềm lực tài chính thì có thể sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, sử dụng chén bát nhỏ để nhìn đầy đặn hơn.

ngày giao thừa

Không được ăn vụng đồ cúng

Không chỉ với lễ cúng ngày giao thừa mà với mọi lễ cúng việc ăn vụng là điều bất kính. Điều này theo dẫn gian rất dễ bị ông bà và bề trên bắt phạt. Vậy nên tốt nhất bạn không nên phạm điều này.

Không la hét, đùa giỡn trước mâm cúng

Mâm cúng ngày giao thừa rất cần sự tôn nghiêm và tĩnh lặng để các bậc bề trên có thể thưởng thức mâm lễ mà gia chủ dân lên. Việc la hét, cười đùa chạy nhảy gây ồn ào trước mâm cúng sẽ là điều không nên.

Không được ăn khi chưa hết nhang và chưa đốt giấy

Điều này thì chắc hẳn ai cũng biết. Thời gian nhang cháy được cho là thời điểm mâm cúng đang được dành cho bề trên. Và sau khi các bậc thần linh, tổ tiên dùng xong sẽ tới lượt con cháu chúng ta. Thời gian này được tính bằng một nén nhang và kết thúc nghi lễ bằng việc đốt giấy.

Nếu bạn dọn mâm cúng khi chưa hết nhang và đốt giấy thì sẽ là sự bất kính không hề nhỏ.

ngày giao thừa

Những biến thể của cúng giao thừa

Như đã đề cập đến ở trên, cúng giao thừa hiện nay có rất nhiều biến thể khác nhau. Họ không chỉ làm lễ vào đêm 30 tết mà có thể là ngày 27, 28, 29 tết và tổ chức vào buổi sáng, trưa, chiều hoặc tối.

Điều này xuất phát từ tập tục từng vừa, bên cạnh đó là nhiều sự bất tiện kèm theo. Từ đó khiến cho họ thay đổi ngày làm lễ cúng giao thừa. Điều này thường xảy ra ở những khu vực làng nghề gần biển. Bởi nhiều gia đình sẽ cúng ghe, thuyền vào đêm 30 tết. Còn đối với các vùng đồng bằng thường vẫn giữ tục lệ cũ.

ngày giao thừa

Những điều bạn nên làm trước đêm giao thừa

Kiểm tra nội thất

Năm mới luôn là năm sắm sửa những thứ mới và bỏ đi những gì đã cũ. Vậy nên việc đầu năm bạn dọn dẹp nhà và phải sửa thứ này thứ kia thật là không may chút nào. Vậy nên tốt nhất hãy kiểm tra và thay những thứ cần thay trước khi qua ngày giao thừa.

Mua sẵn bật bật lửa

Xin lửa đầu năm được xem là điểm xui và tối kỵ. Vậy nên hãy sắm cho mình đủ bật lửa để dùng trong nhà tránh việc xin lửa người khác nhé.

Xem thêm: Lịch nghỉ Tết 2021 và những kế hoạch nghỉ Tết gợi ý dành cho bạn

Thanh toán nợ nần trước tết

Theo tín ngưỡng thì nếu để nợ qua năm sẽ mang điềm xui đến cho gia đình vào năm sau. Kèm theo đó các chủ nợ cũng sẽ nhân ngày 30 để đến đòi nợ. Điều này cốt để lấy tiền về và nhận sự may mắn. Vậy nên bạn làm gì làm cũng đừng nên nợ qua sau đêm 30.

Nhang luôn cháy trong đêm giao thừa

Đốt nhang liên tục trong đêm giao thừa không chỉ giúp ta nhớ về ông bà tổ tiên mà còn để nhà luôn đỏ lửa. Điều này sẽ giúp bạn mang lại sự may mắn, tài lộc cho năm sau. Những gia đình theo đạo phật thì cũng cần thắp nhang đủ các bàn thờ.

Mặc đồ đỏ vào đêm 30

Mặc đồ đỏ là một truyền thuyết dân gian của nước ta. Theo đó mặc đồ đỏ và đốt pháo sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận đen ra khỏi nhà. Cùng với đó mang lại sự may mắn cần cho cho gia đình. Tất nhiên việc đốt pháo là không được phép vậy nên tốt nhất bạn nên mặc đồ đỏ. Và nếu được hãy diện cho mình một bộ áo dài đỏ thì sẽ là tốt nhất đấy.

Xông đất tết 2021

Xông đất là tục lệ vào mỗi dịp tết không thể thiếu. Đây là hành động chỉ người đầu tiên đến khu đất nhà bạn vào năm mới. Bạn tốt nhất nên chọn những người có chức tước, học vấn cao, là người hay vui vẻ, tươi cười, may mắn hoặc ít nhất tên phải có sự tài lộc như: Phát, Tài, Ngân, Lộc, Vượng, Tiến, …

Những người này sẽ giúp gia đình bạn có một năm làm ăn phát đạt, tấn tới và nhiều may mắn.

Lời kết

Ngày giao thừa là ngày sum vầy của gia đình, cùng nhau ăn bữa ăn họp mặt và ôn lại những chuyện trong năm cũng như dự tính sắp tới. Bên cạnh đó không quên các lễ cúng để con cháu cùng nhau nhớ về tổ tiên ông bà. Vậy nên có thể nói đây là thời khắc quan trọng nhất của mỗi người Việt. Chúc bạn và gia đình sẽ một cái tết 2021 thật hạnh phúc.

– Content Writer: Lan Anh –

Cúng ngày giao thừa năm 2021 là gì?

Cúng giao thừa là hay cúng tất niên là lễ cúng vào ngày cuối cùng của năm. Nghi lễ này được thực hiện để cầu cho năm mới nhiều may mắn và tài lộc. Hiện nay ngoài đêm 30 tết thì nhiều địa phương sẽ cúng tất niên vào các thời điểm khác nhau.

Ngày giao thừa 2021 ngày nào?

Giao thừa Dương lịch năm 2021 sẽ rơi vào thứ 6, 31 tháng 12 năm 2020. Trong nghi đó Giao thừa Âm lịch Tết nguyên đán năm 2021 rơi vào ngày Thứ Năm, 11 tháng 2 năm 2021 dương lịch.
Ứng với đó sẽ có 6 giờ hoàng đạo đẹp là Tý (23h-01h), Dần (03h-05h), Mão (05h-07h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h) vào ngày mùng 1 tết.

Cúng giao thừa tổ chức như thế nào?

Cúng giao thừa thường sẽ phải cúng 2 mâm, 1 ở trong nhà và 2 ở ngoài trời. Lễ cúng ngoài trời sẽ làm trước được gọi là “nghênh tân, tiễn cựu”. Điều này mang ý nghĩa là tiễn quan hành khiển cũ đi và đón quan hành khiển mới về.

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Mâm ngũ quả, hương (nhang), hoa tươi, đèn dầu hoặc nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, trầu cau
Mâm cỗ truyền tùy theo mỗi gia đình nhưng không thể thiếu cơm và bánh chưng hoặc bánh tét
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên cuối cùng gian chủ đốt đèn thắp hương và thành kính đọc văn khấn

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ