Tuesday, April 16, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmMẹo vặtCác món ăn ngày Tết: Ý nghĩa sâu xa, đậm đà bản...

Các món ăn ngày Tết: Ý nghĩa sâu xa, đậm đà bản sắc Việt

Các món ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo mứt…là những thứ gần gũi, không còn xa lạ với người Việt mỗi độ xuân về. Nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của các món ăn này. Cùng Muaban.net tìm hiểu ý nghĩa của các món ăn ngày Tết đã làm nên bản sắc Việt nhé!

Ý nghĩa đằng sau các món ăn ngày Tết cổ truyền

Bánh chưng

Đây là món bánh truyền thống của miền Bắc được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Nổi bật với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài.

Người miền Bắc thường luộc hay chiên bánh chưng giòn lên. Sau đó chấm cùng xì dầu hoặc nước mắm. Món bánh truyền thống xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh. Thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình. Cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc.

Không những thế, bánh chưng còn mang một ý nghĩa sâu xa khác. Nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống con người từ bao đời nay. Cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ.

các món ăn ngày Tết 02
Bánh chưng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó

Bánh tét

Tương tự như món bánh chưng của người miền Bắc, trong danh sách các món ăn ngày Tết của người miền Trung và miền Nam không thể thiếu bánh tét. Bánh tét gói bằng lá chuối, lá dong và phần nhân gồm thịt heo, đậu xanh và gạo nếp.

Bánh tét mang ý nghĩa lịch sử, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này.

Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.

Sự hiện diện của bánh tét những dịp lễ quan trọng cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Như vậy, mỗi người con Việt Nam luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ.

các món ăn ngày Tết 03
Bánh tét tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con

Bánh cộ (bánh in)

Bánh cộ hay còn gọi là bánh in, là một trong những đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế. Mang đậm nét ẩm thực và sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Người Huế thường dùng bánh cộ kèm những ly trà nóng để thưởng thức trọn vị thanh, thơm ngọt của bánh.

Nguyên liệu làm bánh mộc mạc từ bột nếp, bột đậu xanh, hạt sen… Nhưng cách làm khá cầu kỳ và công phu. Lịch sử của món bánh cộ bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn, thức bánh này được dâng lên vua uống trà vào dịp Tết Nguyên đán. Bánh mang ý nghĩa chúc vua trường thọ, dần trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

các món ăn ngày Tết 04
Bánh cộ (bánh in) thường dùng kèm những ly trà nóng

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh là đặc sản giản dị của vùng đất Hải Dương. Là thức quà dùng để chiêu đãi khách và biếu tặng các dịp lễ, tết. Món bánh này từng được dâng lên vua Bảo Đại trong một lần kinh lý đến Hải Dương và được vua khen ngợi. Vị ngọt thanh nhẹ của đậu xanh khi thưởng thức cùng trà tạo nên nét đẹp trong ẩm thực của người dân xứ này.

Nguyên liệu chính làm món bánh này là bột đậu xanh nguyên chất, đường tinh luyện và dầu thực vật. Loại bánh này phù hợp với thực khách nhiều lứa tuổi với ý nghĩa gắn kết các thế hệ trong gia đình lại với nhau.

các món ăn ngày Tết 05
Bánh đậu xanh là đặc sản giản dị của vùng đất Hải Dương

Bánh phu thê

Bánh phu thê là một đặc sản của Bắc Ninh. Không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà loại bánh này luôn hiện diện trong các dịp lễ, tết quan trọng. Món bánh này mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa vợ chồng.

Bánh phu thê còn có tên gọi là bánh xu xê/su sê tuỳ biến tấu của các vùng miền. Vị ngọt thanh và dai của bột nếp, đậu xanh và dừa sợi khiến món bánh trở thành món tráng miệng hấp dẫn. Đầu năm mới, thưởng thức bánh phu thê thanh ngọt cùng tách trà nóng để bạn cảm thấy hân hoan, tươi mới khi nghĩ về tình cảm đôi lứa trong gia đình.

các món ăn ngày Tết 06
Bánh phu thê thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa vợ chồng

Ý nghĩa của các loại mứt –  Món ăn ngày Tết không thể thiếu

Mứt hạt sen

Vị thanh mát, bùi bùi của mứt hạt sen đem đến cho người thưởng thức thích thú nơi đầu lưỡi. Không chỉ mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng mà mứt hạt sen có ý nghĩa một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà. Để làm ra một đĩa mứt sen ngon và đạt yêu cầu thành phẩm thì mất khá nhiều thời gian. Cầu kỳ từ việc lựa chọn, sơ chế và chế biến.

các món ăn ngày Tết 07
Mứt hạt sen có ý nghĩa một năm mới sum họp

Mứt dừa

Mứt dừa mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới. Chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tự tay làm mứt dừa vừa thơm ngọt. Vừa đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Còn gì vui hơn và đầm ấm hơn khi gia đình, bạn bè quây quần bên khay mứt dừa. Nhâm nhi ly trà nóng và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm.

các món ăn ngày Tết 08
Mứt dừa mang ý nghĩa quây quần, sum vầy

Mứt cà chua

Màu đỏ được các gia đình vô cùng ưu chuộng trong những ngày Tết. Màu đỏ mang lại nhiều may mắn, phú quý và tài lộc trong năm mới. Không những thế, cà chua có nhiều vitamin A tốt cho người suy dinh dưỡng và người lao động trong môi trường nóng bức hay ô nhiễm. Có tác dụng giải nhiệt, giải khát và tăng lực. Vỏ cà chua có lycopen là một chất ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

các món ăn ngày Tết 09
Màu đỏ của mứt cà chua mang lại nhiều may mắn, phú quý và tài lộc trong năm mới

Mứt gừng

Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm. Có ý nghĩa cho một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới đến. Hơn nữa, đây là loại mứt rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc, chống nôn mửa, đầy bụng.

các món ăn ngày Tết 010
Mứt gừng có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc

Mứt đậu phộng

Mứt đậu phộng với màu trắng ngần của đường bọc ngoài, bùi bùi của nhân đậu phộng bên trong đem đến hương vị thú vị. Loại mứt này là biểu tượng của sự trường thọ.

Đậu phộng cũng như các loại hạt nổi lên như món ăn vặt lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. Tương đương với trái cây trong dịp lễ hội mừng năm mới truyền thống của người Việt. Các loại hạt này lâu nay được xem là những món ăn chơi vui miệng. Tuy nhiên, nó cũng góp phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ để phòng chữa nhiều bệnh.

các món ăn ngày Tết 011
Mứt đậu phộng biểu tượng của sự trường thọ

Mứt bí

Mứt bí có ý nghĩa đem lại sức khỏe và sự phát triển trong năm mới. Đây là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh như bánh trung thu, bánh pía. Nó được xem là món ăn vặt giòn, ngon, thơm phức mùi bí đao. Không chỉ đẹp mắt mà còn hấp dẫn bạn bởi công dụng thanh nhiệt của nó. Mứt bí còn là vị thuốc chữa bệnh. Có tác dụng lợi tiểu, giải khát, tiêu độc rất tốt trong những ngày Tết.

các món ăn ngày Tết 012
Mứt bí có ý nghĩa đem lại sức khỏe và sự phát triển trong năm mới

Mứt tắc

Mứt tắc có màu vàng, mang ý nghĩa đặc biệt trong năm mới. Cây tắc thường đơm hoa kết trái vào độ tháng 6 âm lịch. Lúc này, trái bắt đầu lớn dần, chín đúng vào dịp Tết và thường được dùng để làm mứt.

Mứt tắc có vị chua dịu, ngọt sắc the thé bên trong. Khi ngậm một miếng mứt tắc vào miệng cảm nhận được ngay vị tê tê từ đầu lưỡi. Tạo nên một cảm giác ấm nồng giữa tiết trời xuân se lạnh. Mứt tắc dẻo ngọt có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm ngon miệng, chữa ho. Quả tắc thường có bảy cánh đều nhau, không nát, không mất cánh nào. Màu vàng óng ánh của quả quất mang lại vận may, sự an lành, thịnh vượng cho năm mới.

các món ăn ngày Tết 013
Mứt tắc có màu vàng, mang ý nghĩa đặc biệt trong năm mới

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ thú vị về ý nghĩa của các món ăn ngày Tết. Nếu có thời gian, bạn hãy cùng gia đình mình tự tay thực hiện những món ăn này để ngày Tết thêm trọn vẹn, ý nghĩa nhé!

Truy cập Muaban.net thường xuyên để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Tết này.

Phương Dung – Content Writer

Xem thêm

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ