Wednesday, March 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmBốn lý do nhân lực ngành xây dựng sẽ được 'trải thảm...

Bốn lý do nhân lực ngành xây dựng sẽ được ‘trải thảm đỏ” ở Việt Nam

Theo đánh giá của các nghiên cứu dự báo thị trường lao động, ngành xây dựng nằm trong Top 10 ngành hot trong những năm tới. Do đó, những việc làm xây dựng hiện nay đang dần được các bạn sinh viên mới ra trường lẫn người làm trong ngành lâu năm ưu ái.

Ngày xưa, người ta thường quan niệm rằng ngành việc làm xây dựng chính là làm “thợ hồ”, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà lương thưởng thì èo uột. Chắc chắn nhiều bậc phụ huynh sẽ không đồng tình để con mình dấn thân vào ngành nghề đầy nắng gió này. Tuy nhiên, đi kèm với sự khổ cực thì sẽ nhận được những thành quả xứng đáng. Dưới đây là những lý do cho thấy rằng việc làm ngành xây dựng chính là một lựa chọn có nhiều cơ hội tốt.

Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam tăng vượt bậc

Theo thống kê của ngành xây dựng, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực châu Á năm 2015 – 2016 và đang tiếp tục trên đà bức phá vào năm 2017. Cũng theo thống kê trên, đây  là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước.

Việc làm xây dựng
Ngành xây dựng Việt Nam

Nếu nhìn từ cảm quan bên ngoài, hiện nay ta dễ dàng thấy sự xuất hiện của hàng loạt các nhà thầu với các dự án mọc lên như nấm. Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã ước tính rằng hiện Việt Nam có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trung bình cứ 2.2km2 lại có một dự án đang xây dựng. Điều này chứng tỏ sự sôi động của thị trường thầu nội địa hiện nay.

Hiện nay, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam đang tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam cho mảng xây dựng với tổng ngân sách ước đạt 4-5 tỷ USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm trên 10%, như vậy dự kiến đến năm 2021 quy mô thị trường xây dựng Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ USD, một con số khổng lồ và là nguồn cung lớn cho việc làm xây dựng trên thị trường.

Cầu chưa đáp ứng cung

Trong nhiều năm qua, đại đa số doanh nghiệp xây dựng luôn ở tình trạng thiếu thợ lành nghề, kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn. Tuy nhiên có một nghịch lí trong thực tế, là các trường trung cấp, cao đẳng nghề Trung ương lại luôn không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với ngành đặc biệt này, cơ sở vật chất và giáo trìn thực hành luôn được các sinh viên quan tâm. Nhưng thực tế thì không phải trường hay cơ sở đào tạo nào cũng đáp ứng được yêu cầu cao đó.

Việc làm xây dựng
Việc làm xây dựng

Bên cạnh đó theo yêu cầu từ Bộ xây công nhân khi ra làm việc phải có chứng chỉ hành nghề, tuy nhiên trên thực tế hầu như không có chứng chỉ (chỉ trừ một số ngành đặc biệt). Hầu hết họ tự truyền nghề và kinh nghiệm lại với nhau. Do đó, nếu các doanh nghiệp làm việc theo quy trình chuyên nghiệp để tuyển dụng việc làm xây dựng thì việc tuyển dụng đúng chuẩn Bộ yêu cầu quả thật khá khó khăn. Và cũng nhiều sự cố phát sinh mới vỡ lẽ ra nhân công không có chứng chỉ nghề xác nhận.

Yêu cầu chuyên môn cao

Bởi vì tính chất đặc thù của ngành xây dựng từ các việc làm xây dựng cầu đường, xây dựng căn hộ, điện dân dụng… đều đòi hỏi  làm việc trên cao, ngoài trời, thường xuyên mang vác nặng nên yêu cầu cao về thể lực là điều bình thường. Bên cạnh đó, người làm việc trong ngành xây dựng cần có tinh thần thép, ý chí kiên cường để không nản chí trước những khó khăn.

Việc làm xây dựng
Việc làm xây dựng yêu cầu cao

Không giống như những ngành Kinh tế có thể “đá trái” ngành dễ dàng chỉ cần chịu khó và đam mê, những công việc như việc làm xây dựng, kiến trúc, y, dược… đều là những ngành đỏi hỏi chuyên môn cao và đặc thù. Không chỉ đơn giản bạn thuộc lòng lý thuyết trên ghế giảng đường Đại học Cao đẳng mà nó còn đòi hỏi việc thực hành thực tế cả một quãng thời gian dài. Tức là công sức và thời gian của những người học ngành này sẽ dài hơn so với chọn khối Kinh tế, Xã hội… Không phải ai cũng có thể theo đuổi lộ trình dài hơi này.

Chảy máu chất xám

Lê Viết Hải, Chủ tịch của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình – Hòa Bình Corp chia sẻ rằng ông e ngại với tình trạng chảy máu chất xám nhân lực trong thị trường việc làm xây dựng hiện nay. Dù quá trình đào tạo có nhiều bất cập nhưng có một sự thật ngạc nhiên rằng các doanh nghiệp xây dựng lớn ở Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí châu Âu… thường xuyên mời lao động ngành xây dựng Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Họ đánh giá cao kỹ năng nghề của những người có chuyên môn tại Việt Nam, và tiền lương trả cũng thấp hơn so với nhân lực nội địa.

Việc làm xây dựng
Xuất khẩu lao động xây dựng ở Nhật

Giá thầu ở thị trường nước ngoài hiện đang gấp đôi, thậm chí gấp ba giá thầu tại Việt Nam. Bên cạnh đóm họ có chính sách tốt, đảm bảo an toàn lao động và quy trình chuyên nghiệp. Do đó, rất nhiều nguồn lực việc làm xây dựng bị thu hút và chảy máu sang nước ngoài. Lúc này, số còn lại ở Việt Nam trở thành “hiếm trong hiếm”, chắc chắn sẽ được các nhà thầu Việt Nam săn đón. Chỉ hy vọng rằng trong tương lai, chất lượng và đãi ngộ của các nhà thầu Việt sẽ tăng cao, đáp ứng cho công sức và sự vất vả của người trong nghề.

Emma Vũ

>> Xem thêm: 5 kinh nghiệm cần biết để chọn việc làm phù cho giới trẻ

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ