Friday, April 19, 2024
spot_img
HomeViệc làm5 biểu hiện cho thấy một ứng viên phù hợp với công...

5 biểu hiện cho thấy một ứng viên phù hợp với công việc chăm sóc khách hàng

Tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng là vai trò không thể thiếu đối với bất kỳ công ty dịch vụ nào. Tuy nhiên đây là một công việc tương đối khó bởi phải phối hợp nhiều kỹ năng. Nếu tuyển nhầm ứng viên không phù hợp với công việc, bạn sẽ vừa mất thời gian đào tạo mà hiệu quả công việc mang lại cũng không cao như mong muốn.

Nhân viên chăm sóc khách hàng chính là bộ mặt của công ty. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của một ứng viên phù hợp với công việc trong một buổi phỏng vấn?

1. Thái độ, biểu hiện tự tin của ứng viên chăm sóc khách hàng:

Dấu hiệu đầu tiên của một ứng viên phù hợp cho công việc này đó là thái độ và biểu hiện tự tin của họ. Nếu họ trả lời lưu loát, rõ ràng, rành mạch các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng thì có khả năng họ là người có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về công việc chăm sóc khách hàng. “For success, attitude is equally as important as ability” – Để thành công thì thái độ cũng quan trọng như khả năng của bạn. Đối với nghề nhân viên chăm sóc khách hàng, thái độ là điều vô cùng quan trọng. Thái độ chính là biểu hiện đầu tiên quyết định bạn có là một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hay không. Yêu cầu đầu tiên của ngành nghề này là bạn phải biết cách giải quyết các vấn đề khi khách hàng gặp khó khăn với một thái độ chuyên nghiệp.

nhân viên chăm sóc khách hàng
Thái độ chính là biểu hiện đầu tiên quyết định bạn có là một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hay không.

Hãy hình dung bạn là khách hàng của một dịch vụ du lịch. Bạn đã mua một gói tour du lịch để đi cùng người thân, tuy nhiên có vài điều bạn muốn xác nhận với công ty để đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ tường tận mọi thông tin cần thiết. Lúc này, bạn gặp một nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên này tận tình giải đáp các thắc mắc mà bạn đang gặp phải, chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm hay khi đi du lịch ở địa điểm này,…với một thái độ hết sức chu đáo và chuyên nghiệp,  hẳn là bạn sẽ đánh giá rất cao công ty này và nếu chuyến du lịch diễn ra tốt đẹp, chắc chắn bạn sẽ lại tiếp tục sử dụng dịch vụ này ở những lần du lịch tiếp theo có phải không?

Điều đó cho thấy rằng thái độ của nhân viên chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Nhà tuyển dụng nên tìm hiểu kỹ và quan sát cách ứng xử cũng như thái độ của các ứng viên ứng tuyển vào vị trí này. Thông thường, phong thái trả lời câu hỏi sẽ quyết định bạn phù hợp hay không phù hợp với công việc này.

2. Cách họ nói về công việc mà họ đang ứng tuyển:

Sự yêu thích và tâm huyết trong công việc là những yếu tố quan trọng góp phần làm ứng viên hoàn thành tốt và có trách nhiệm với công việc được giao. Tại sao cách họ nói về công việc mà họ sẽ làm lại quan trọng? Ví dụ: Bạn tuyển một nhân viên chăm sóc khách hàng, nhiệm vụ cũng như công việc hằng ngày của họ là gặp gỡ, trao đổi, giải quyết nhu cầu của khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty bạn. Tuy nhiên, họ có vẻ không thật sự yêu thích công việc này mà chỉ đang thử tìm hiểu xem liệu rằng công việc này có điều gì phù hợp với họ hay không. Đối với những ứng viên này, bạn có thể xem xét và cho áp dụng hình thức thử việc ngắn hạn nếu ứng viên có thái độ tốt, mong muốn được thử sức với công việc nhưng không rõ ràng, cụ thể về niềm yêu thích với công việc đó.

chăm sóc khách hàng
Sự yêu thích và tâm huyết trong công việc là những yếu tố quan trọng góp phần làm ứng viên hoàn thành tốt và có trách nhiệm với công việc được giao.

Sau thời gian thử việc, bạn có thể tiếp tục hợp tác hoặc thông báo về sự thiếu phù hợp giữa ứng viên và công việc để tránh làm mất thời gian đôi bên. Đây là một phương án tối ưu để vừa tránh việc lãng phí nhân sự khi bỏ sót đối tượng phù hợp, vừa chọn lọc được những nhân sự thật sự phù hợp cho vị trí công việc chăm sóc khách hàng.

3. Thái độ khi nhà tuyển dụng đề cập đến những khó khăn trong công việc:

Chăm sóc khách hàng là ngành nghề được mệnh danh là “làm dâu trăm họ”. Không hề dễ dàng để làm hài lòng tất cả khách hàng của công ty bạn. Tuy nhiên khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đề cập đến những khó khăn có thể xảy ra trong công việc và xem xét câu trả lời cũng như cách ứng xử của ứng viên.

tuyển dụng
Nhà tuyển dụng cần đề cập đến những khó khăn có thể xảy ra trong công việc và xem xét câu trả lời cũng như cách ứng xử của ứng viên.

Ví dụ như nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số câu hỏi giải quyết tình huống khó như khi khách hàng gặp trục trặc về vấn đề thông tin tài khoản, lúc này họ khá mất bình tĩnh và liên tục cung cấp cho nhân viên chăm sóc khách hàng những thông tin khá lan man, thiếu cụ thể thì ứng viên này sẽ làm gì? Sẽ thật chuyên nghiệp nếu nhà tuyển dụng nhận được câu trả lời rằng điều đầu tiên ứng viên đó sẽ làm là trấn an vị khách hàng kia. Sau đó bình tĩnh đặt ra những câu hỏi cơ bản nhất để khách hàng tập trung trả lời đúng. Quan trọng là ứng viên phải có thái độ tự tin, không ngại khó khăn khi giải quyết công việc. Nếu nhân viên chăm sóc khách hàng gặp tình huống tương tự mà thiếu tự tin, nói chuyện ấp úng, không thể giúp trấn an khách hàng thì rất có nguy cơ vị khách hàng đó sẽ khá “nổi giận” với công ty và với dịch vụ mà công ty bạn đã cung cấp cho họ.

Do đó, cách trả lời của ứng viên khi gặp tình huống khó sẽ quyết định khá nhiều về việc họ có phù hợp cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng hay không.

4. Mong muốn của họ khi được gắn bó với công ty:

Đương nhiên không có nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển một nhân viên không có nguyện vọng được gắn bó lâu dài với công ty. Bởi mỗi khi có một ứng viên rời khỏi vị trí việc làm, thì công ty sẽ mất đi một nhân sự đảm trách vị trí công việc đó. Nhà tuyển dụng lại phải bắt đầu đăng tin tuyển dụng, tìm nhân sự và mất thời gian đào tạo để ứng viên thực sự làm chủ công việc của mình. Nếu trong buổi phỏng vấn, ứng viên tỏ ý định không có nhu cầu làm việc lâu dài cho công ty bạn, bạn nên xem xét thêm về những yếu tố đã liệt kê tại mục 1,2 và 3 để quyết định có nên giữ lại ứng viên này hay không. Bởi có thể ứng viên này đáp ứng đầy đủ các mục 1,2 và 3 nhưng lại là tuýp người không muốn gắn bó quá lâu dài với một công việc thì cũng sẽ khá khó khăn cho công ty về sau. Hoặc ở trường hợp này, bạn có thể tuyển nhiều nhân viên cho cùng một vị trí thì sẽ không lo lắng nhiều ở vấn đề thiếu nhân sự khi một nhân viên muốn rời bỏ công việc của mình và vẫn đảm bảo được chất lượng công việc.

thái độ nhân viên
Làm cách nào để giữ chân những ứng viên đủ năng lực, thái độ tốt, khả năng ứng xử khôn khéo là điều không hề dễ dàng.

Hiện nay, với tư duy của người trẻ trong thời đại mới, tình trạng nhảy việc diễn ra khá phổ biến. Do đó bằng cách nào để giữ chân những ứng viên đủ năng lực, thái độ tốt, khả năng ứng xử khôn khéo là một điều không hề dễ dàng. Vì vậy, nếu bạn có mong muốn giữ lại ứng viên để họ có thể làm việc lâu dài thì ngoài việc yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức từ họ, bạn cũng phải tạo ra một môi trường làm việc phù hợp, khả năng thăng tiến tốt thì mới có thể giữ nhân viên giỏi ở lại làm việc lâu dài.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm lao động phổ thông tại Muaban.net:

5. Sở thích, thói quen đặc biệt của ứng viên:

Sở thích và thói quen sẽ hình thành nên tính cách. Đó là lý do mà nhà tuyển dụng nên hỏi về sở thích và thói quen của ứng viên. Bạn có thể nghĩ rằng, chắc chắn ứng viên này sẽ chỉ nói về những sở thích và thói quen tốt của họ chứ không để lộ sở thích hay thói quen xấu. Tuy nhiên, là một nhà tuyển dụng thông minh, bạn sẽ nhìn ra được vị ứng viên này đang thành thật hay cố tình che giấu một điều gì đó qua ánh mắt hoặc cử chỉ của họ. Sẽ thật không đáng tin một chút nào nếu ứng viên chia sẻ rằng họ có có sở thích đọc sách vào thời gian rảnh rỗi nhưng khi nhà tuyển dụng đề cập đến một vài tựa sách mà ứng viên đó thật sự yêu thích thì người này lại trả lời ấp úng, thậm chí không trả lời được câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng nên ưu tiên những ứng viên có câu trả lời trung thực bởi đức tính này cũng khá quan trọng cho vị trí công việc mà bạn đang tuyển.

Thói quen và sở thích ảnh hưởng đến tính cách, thái độ của ứng viên.
Thói quen và sở thích ảnh hưởng đến tính cách, thái độ của ứng viên.

Đối với những ứng viên đáp ứng được các tiêu chí trên, nhà tuyển cần dành nhiều sự quan tâm để đào sâu, khai thác thêm về dự định tương lai của họ, các yếu tố chuyên ngành khác hoặc bắt đầu hợp tác thử việc ngắn hạn cùng họ ngay để tiết kiệm thời gian, không bỏ lỡ những ứng viên có năng lực và tiềm năng để phát triển trong công việc.

Chúc bạn tuyển dụng đạt hiêu quả! 

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ